Bao năm qua, bóng đá Việt Nam không ngóc đầu lên nổi vì thứ bóng đá tình cảm. Và giờ thì nó đã len lỏi lên Đội tuyển Quốc gia Nam, hình ảnh đại diện cho một nền bóng đá.
Từ bóng đá tình cảm ở V-League
Có lẽ đến một người không cần quá am hiểu về bóng đá Việt Nam cũng từng nghe đến khái niệm bóng đá tình cảm hay cơ chế xin cho ở V-League. Từ cuộc đua vô địch đến việc tránh suất xuống hạng đều có “dấu ấn” lớn của "loại hình" bóng đá này. Mà như ở cuối mùa giải năm ngoái, HLV gạo cội Trần Bình Sự phải thốt lên rằng Đồng Nai của ông xuống hạng là vì… ít mối quan hệ hơn các đối thủ. Những đội bóng nào càng có nhiều “anh em kết nghĩa” thì càng không phải lo vấn đề rớt hạng. Không chỉ ở phía cuối BXH mà ngay cả cuộc đua vô địch cũng chịu sự chi phối không hề nhỏ.
Với động thái triệu tập cả 3 cầu thủ trẻ của HAGL đang thi đấu ở nước ngoài, HLV Hữu Thắng cho thấy ý định tiếp tục trung thành với tuyên bố về lối chơi của...
Hà Nội T&T là đội bóng mạnh nhất nhì V-League trong suốt những năm qua. Thế nhưng 3/4 mùa giải gần đây họ luôn phải chấp nhận vị trí á quân. Tất nhiên lý do chuyên môn bị loại bỏ bởi chẳng có đội nào sở hữu cặp ngoại binh xuất sắc như Samson và Gonzalo hay những nội binh chất lượng cao như Thành Lương, Văn Quyết. Thế nhưng việc đội bóng thủ đô luôn có tới 3, 4 “người anh em” cùng một “mẹ” khiến họ khó xử. Tức là gần 1/3 số đội ở V-League cùng một chủ sở hữu nên Hà Nội T&T phải “cân đối” số điểm để giúp tất cả trụ hạng. Đó là lý do mà đội chủ sân Hàng Đẫy rất hay nhận những thất bại “bất ngờ” mà ít ai nghĩ đến.
Hà Nội T&T có quá nhiều "người anh em" ở V-League |
Bóng đá Việt Nam còn tồn tại một mặt trái khác nằm chính trong lòng các CLB. Dù chỉ là phần chìm nhưng chẳng khó để đoán ra được. Đó là những thứ liên quan đến chuyển nhượng, lót tay. Cầu thủ nào chịu khó chi ra tiền “bôi trơn”, hoa hồng thì sẽ được ra sân nhiều hơn những người khác. Có thể kể đến việc Lê Công Vinh về Bình Dương với hợp đồng bom tấn khi vừa chơi rất tốt tại AFF Cup 2014. Thế nhưng thật lạ là HLV Lê Thụy Hải nhất quyết dùng Tăng Tuấn và Quang Vinh chứ không đoái hoài tới tiền đạo số 1 bóng đá Việt Nam. Sau này thì người trong nghề râm ran chuyện Công Vinh không “nhập gia tùy tục” với truyền thống bấy lâu nay tại Bình Dương. Hay đơn giản như việc thủ môn Minh Long luôn được đánh giá là một trong những người gác đền tốt nhất Việt Nam hiện nay nhưng chỉ là dự bị thứ 3 cho cả Anh Đức và Văn Công ở Hà Nội T&T.
V-League 2016 đang diễn ra tưng bừng, hấp dẫn từ cuộc đua vô địch tới trụ hạng. NHM đang rất chờ đợi “làn gió mát” Hải Phòng sẽ tạo nên một “Leicester mới” của...
Vấn đề nóng hổi là trọng tài cũng là câu chuyện không hồi kết về thứ bóng đá tình cảm dễ dàng nảy sinh ở V-League. Bất cứ đội bóng nào cũng sẽ nhận được sự ưu ái của các vua áo đen nếu chịu khó chi ra những phần “quà” có giá trị. Mà như Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức từng tuyên bố xanh rờn “tôi mua trọng tài dễ lắm”. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà cựu tuyển thủ Quốc Vượng phải thốt lên rằng đã từng có trọng tài nhận tiền của cả 2 đội trong 1 trận, đáng lo hơn khi trọng tài ấy đang làm trong Ban điều hành của giới cầm còi. Tóm lại thứ bóng đá tình cảm, xin cho đang khiến môn thể thao vua của chúng ta đang ngày càng lầm đường lạc bước hơn.
HLV Hữu Thắng gọi cả những cầu thủ gần như không được thi đấu |
Lên đến Đội tuyển Quốc gia
Thứ bóng đá tình cảm lấn án chuyên môn đã khiến môn thể thao vua của chúng ta ngụp lặn suốt bao năm qua. Thế nhưng thay vì tìm cách triệt tiêu nó thì bây giờ nó còn len lỏi lên các ĐTQG. Khi mà danh sách ĐT Việt Nam trong đợt tập trung thứ 2 chưa xuất hiện thì VFF đã công khai tuyên bố Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường sẽ về nước hội quân. Vấn đề nằm ở chỗ những cầu thủ này được mặc định gọi vào ĐTQG? Hay do tác động của một ai đó mà chắc suất trên tuyển? Cần phải nhắc lại rằng ĐTQG là bộ mặt, hình ảnh của Quốc gia. Mọi đội tuyển trên thế giới đều vậy. Họ chỉ gọi những cầu thủ có phong độ tốt nhất chứ không có chuyện ưu ái một cá nhân nào.
Bộ ba cầu thủ HA.GL đều có tên trong danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam ngày 23/5 tới, bất chấp những dấu hỏi về phong độ thời gian vừa qua.
Khả năng của Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường đã được khẳng định nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ gần như không được thi đấu trong suốt 4 tháng qua. 3 cầu thủ xuất ngoại nhưng tới lúc này chỉ có tiền đạo xứ Nghệ được ra sân vỏn vẹn 7 phút. Đâu là tiêu chí để triệu tập những cầu thủ này vào ĐTQG nếu không phải là một sự ưu ái của bóng đá tình cảm. Tất nhiên chẳng phải ngẫu nhiên mà quân số HAGL sẽ chiếm số đông dưới thời HLV Hữu Thắng bởi người mời ông lên dẫn dắt đội tuyển là Phó chủ tịch Đoàn Nguyên Đức.
Kết lại
Không khó để dự đoán ĐT Việt Nam sẽ có nhiều cầu thủ HAGL trong lần tập trung tới. Thế nhưng thử hỏi điều đó có bình thường khi mà đội bóng này đang ngụp lặn ở V-League hay các cầu thủ xuất ngoại lại không được ra sân. Và sẽ càng trở nên lố bịch nếu thiếu vắng các cầu thủ của Hải Phòng, Sài Gòn FC, hai đội bóng đang chơi rất hay và giới thiệu nhiều cái tên mới đáng chờ đợi. Thế nhưng nếu điều đó xảy ra cũng không có gì là lạ bởi thứ bóng đá tình cảm, bị chi phối bởi các mối quan hệ ở xứ ta thường quan trọng hơn nhiều so với chuyên môn.
Doãn Công