- Đội tuyển Philippines mất 2 trụ cột trước thềm AFF Cup 2016
- Malaysia tập buổi đầu tại Yangon: Tâm điểm chân sút hạng 6 Anh
(Bongda24h.vn) – Chuyện thầy nội, thầy ngoại vẫn luôn tạo nên một cuộc tranh luận nóng hổi trong lòng người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Nhưng trên thực tế, đây mới chỉ là lần thứ hai ĐT Việt Nam bước vào AFF Cup với một HLV nội.
HLV Weigang muốn đặt nền tảng nhưng phải ra đi quá nhanh |
Kể từ đó cho đến tận AFF Cup 2010, lần lượt Riedl và Calisto, mỗi người đã gắn bó với ĐT Việt Nam ở 3 kỳ AFF Cup, xen giữa vào đó là việc ông Tavares trở lại nhưng không đạt được thành công ở Tiger Cup 2004. Nhìn chung, thành tích của ĐT Việt Nam dưới thời hai HLV già dơ và am hiểu nền bóng đá nước nhà như Riedl và Calisto là rất đáng khích lệ.
HLV Alfred Riedl luôn đưa ĐT Việt Nam vượt qua vòng bảng còn thầy “Tô” thậm chí còn ấn tượng hơn khi luôn giúp Việt Nam có huy chương ở đấu trường khu vực, trong đó nổi bật nhất vẫn là chức vô địch AFF Cup 2008 lịch sử tại Mỹ Đình. Tuy vậy, cũng vẫn có ý kiến cho rằng nếu như HLV Weigang, Tavares hay thậm chí là Phan Thanh Hùng và Toshiya Miura có thêm thời gian để dẫn dắt đội tuyển, họ có thể làm tốt hơn. Cho dù thế nào, vấn đề thầy nội, thầy ngoại, am hiểu bóng đá Việt Nam hay không, cũng chẳng phải vấn đề ảnh hưởng quá lớn đến thành tích của đội tuyển tại đấu trường AFF Cup.
ĐT Việt Nam mang tới AFF Cup 2016 một đội hình trẻ trung nhưng các đối thủ trong bảng còn… trẻ hơn. Vì thế đây được dự báo là bảng đấu sôi nổi, hấp dẫn và...
HLV Miura, cũng giống như Weigang hay Tavares, đều đến Việt Nam ở thời điểm họ coi dải đất hình chữ S là một đất nước hoàn toàn xa lạ. Vì thế, tất cả đều nỗ lực xây dựng một nền tảng. Với Weigang, đó là sự kỷ luật trong sinh hoạt, tập luyện cũng như thi đấu. Người đàn ông thép này đã ngay lập tức có thành công bởi vấn đề “thay tướng, đổi vận” hơn là một kết quả có ý nghĩa thực sự. Hay như Tavares, ông đặt lên hàng đầu nhiệm vụ cải thiện nền tảng thể lực cho các học trò và lẽ dĩ nhiên đó không phải câu chuyện ngày một, ngày hai.
HLV Toshiya Miura chính là một sự tổng thể hoà hợp của Weigang và Tavares, tức là vừa đề cao tính kỷ luật và chiến thuật, vừa muốn nâng tầm thể lực của các học trò. Mọi thứ đều được HLV Miura đặt yêu cầu rất cao và cùng lúc, để rồi ĐT Việt Nam có những thành công nhất định, song vẫn chưa đủ để ông có được 2 lần liên tiếp tham dự AFF Cup như Calisto và Riedl. Với môi trường bóng đá đội tuyển quốc gia và đặc biệt là tại một đất nước mà truyền thông đóng vai trò mạnh mẽ như tại Việt Nam, nền tảng và sự lâu dài sẽ là những lưỡi kiếm giết chết sự tại vị các huấn luyện viên. Miura, Weigang hay Tavares đã có hướng đi đúng, nhưng giải pháp sai lầm.
HLV Hữu Thắng hướng tới những thành tích ngắn hạn |
Với HLV Hữu Thắng ở thời điểm hiện tại, ông có nhiều nét giống với Calisto và Riedl hơn là ba nhà cầm quân ngoại quốc kể trên. Là một người hiểu rõ bóng đá nội, ưu tiên của Hữu Thắng chính là những thành tích ngắn hạn. Bằng chứng là ông muốn triệu tập lên tuyển những cầu thủ mà nếu không phải tài năng nhất, thì cũng là do ông hiểu rõ nhất. Điều này sẽ giúp đội tuyển Việt Nam giữ được sự gắn kết ngay từ những ngày đầu ông cầm quân. HLV người Hà Tĩnh cũng rất khôn khéo ngay cả ở những quyết định lựa chọn nhân sự, đối xử với giới truyền thông.
Alfred Riedl, Henrique Calisto hay Hữu Thắng đều không có ý định tạo ra một nền tảng, nhưng đó không phải một điều gì quá tiêu cực bởi là nhiệm vụ của một HLV đội tuyển đôi khi không phải và cũng không thể tạo ra một nền tảng. Đó sẽ là nhiệm vụ của một giám đốc kỹ thuật hay là cả bộ máy liên đoàn. Đây chính là lý do mà người hâm mộ có thể kỳ vọng vào một thành tích tốt của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2016 sắp tới.
Hàn Phi – (Theo Thể Thao Việt Nam)
⇒ Bóng đá 24h cập nhật tin tức AFF CUP 2016 và lịch thi đấu AFF CUP 2016. |