- Sau 4 ngày đi Nhật, Công Phượng vẫn chưa ký hợp đồng với Mito Hollyhock
- Công Phượng tiết lộ nhiều đồng đội ở HAGL có thể thi đấu tại J-League
- Vượt Công Phượng, Messi Thái Lan được J-League quan tâm
Trong những ngày này, bóng đá trong nước nóng bỏng bàn tán chuyện Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu. Tất nhiên những điều này chỉ có lợi chứ không có hại nhưng làm sao để thật sự mở lối cho cầu thủ Việt ra nước ngoài thi đấu chứ không phải vì phần nhiều yếu tố thương mại như hiện nay.
Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu không phải là những trường hợp đầu tiên của bóng đá Việt Nam. Trước đó, Công Vinh, Việt Thắng, Trung Tuấn, Huỳnh Đức đều đã được thử lửa ở môi trường bóng đá quốc tế. Trong đó, Công Vinh, Huỳnh Đức đi theo dạng “thương mại”, còn Trung Tuấn và Việt Thắng ra nước ngoài thi đấu vì bị… treo giò ở trong nước. Sau những chuyến thi đấu ngắn hạn, tất cả lại đều trở về để thi đấu ở V-League. Điều trùng hợp là tất cả đều trưởng thành vượt bậc để đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Công Vinh và Huỳnh Đức thì đã trở thành những minh chứng lịch sử của bóng đá Việt Nam. Trung Tuấn từ một trung vệ thường thường bậc trung trở thành một trong những hậu vệ hay nhất V-League khi rời giải Thái Lan. Tiến bộ nhất là Việt Thắng, khi từ một cầu thủ trẻ ngổ ngáo, thích quậy trên sân, trở thành một chân sút quan trọng nhất trong chức vô địch AFF Cup 2008. Dông dài để thấy, chắc chắn Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu
Theo thông tin mới đây thì rất có thể 3 cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh và Ngọc Hải sẽ không thể dự VCK U23 châu Á 2016 vì những lý do khác nhau.
Thế nhưng có lẽ nếu chỉ dừng lại ở đó thì chỉ là những sự tỏa sáng cá nhân, cái mà chúng ra cần là phải tạo ra sự phát triển chung cho bóng đá Việt Nam. Câu chuyện Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu cũng giống sự nghiệp sóng gió của HLV Mourinho, người đang bị cả thế giới đòi sa thải. “Người đặc biệt” vốn chẳng đủ tố chất để trở thành cầu thủ, ông cũng có ký ức không mấy tốt đẹp về nghề HLV khi 2 lần chứng kiến người cha Manuel bị sa thải vào đêm giáng sinh. Thế nhưng ý chí vượt khó đã giúp Mourinho bắt đầu nghề HLV từ việc đơn giản nhất là làm thông dịch viên. Từ đây, ông thầy người Bồ không ngừng học hỏi chuyên môn dù chỉ làm trợ lý ngôn ngữ cho Robson và Van Gaal. Để rồi, Mourinho âm thầm tự xây dựng giáo án riêng, một mình nghiên cứu các ưu nhược điểm của các chiến thuật của Robson và Van Gaal. Và sau rất nhiều năm chăm chỉ học hỏi, thành quả mà Mr Special đạt được cũng trở nên vô cùng vĩ đại. Những thành tích của ông với Porto, Chelsea, Inter và Real đã được cả thế giới biết đến và thừa nhận.
Tuấn Anh, Công Phượng phải tạo ra tiền đề mới cho bóng đá Việt Nam |
Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật cũng phải tự đặt vị trí của mình giống như Mourinho lúc khởi nghiệp. Nỗ lực từ những việc đơn giản nhất. Hãy chuyên cần học hỏi người Nhật không chỉ là cách chơi bóng, mà học hỏi từ tất cả mọi thứ. Là ý thức rèn luyện, là cách bố trí chiến thuật, là cách tập thể lực, cách cân bằng tâm lý trước giờ ra sân… Từ việc nhỏ nhất là các buổi tập, Công Phượng, Tuấn Anh phải chăm chỉ gấp nhiều lần so với các đồng nghiệp có nhiều lợi thế hơn. Ngoài hy vọng để cạnh tranh suất đá chính thì đây cũng là cách mà người Nhật đánh giá ý thức của cầu thủ Việt nói chung. 2 ngôi sao trẻ của HAGL có tiền đề rất tốt là đàn anh Công Vinh đã từng thể hiện ý chí cực tốt khi khoác áo Consadole trước đây. Lợi thế của 2 cầu thủ phố Núi là họ còn rất trẻ, mới đang ở quãng đầu sự nghiệp. Nếu nỗ lực học hỏi ở xứ mặt trời mọc thì sẽ không chỉ tốt cho bản thân Tuấn Anh, Công Phượng mà sẽ đóng góp cho bóng đá Việt Nam rất nhiều trong những năm về sau.
Tuấn Anh, Công Phượng tạo được ấn tượng về sự chuyên nghiệp bằng cách chăm chỉ luyện tập thì cơ hội ra sân sẽ nhiều hơn. Nếu 2 cầu thủ sinh năm 1995 nỗ lực hết sức mình, kể cả chuyến đi Nhật Bản không thành công thì họ cũng có sự tiến bộ vượt bậc. Quan trọng hơn, khi đó xứ mặt trời mọc sẽ thay đổi cái nhìn về bóng đá Việt Nam. Chắc chắn sẽ có thêm nhiều cầu thủ được mời sang thi đấu vì chuyên môn chứ không phải vì mang đậm tính thương mại như hiện nay. Vì thế nhiệm vụ “mở lối” cho bóng đá Việt Nam sẽ được đặt lên vai Công Phượng, Tuấn Anh trong chuyến đi lần này. Hy vọng là không nhỏ bởi 2 “sao mai” sinh năm 1995 cũng là những cầu thủ được đào tạo bài bản nhất của chúng ta từ trước tới nay. Việc Công Phượng, Tuấn Anh có thành công hay không không quan trọng bằng việc họ tạo ra tiếng vang cho bóng đá nước nhà. Nó cũng giống như việc Nhật Bản đưa Nakata sang Serie A thi đấu hoàn toàn vì tính thương mại trong những năm 90, nhưng bây giờ thì những hậu duệ như Honda, Kawaga, Nagatomo thì đã trở thành những ngôi sao thật sự ở trời Âu.
Thứ duy nhất mà Công Phượng, Tuấn Anh cần quan tâm lúc này không phải là lương bao nhiêu hay giá chuyển nhượng thế nào. Điều họ cần là phải chăm chỉ luyện tập, không ngừng học hỏi ở xứ mặt trời mọc. Để chắc chắn chuyến “du học” này họ thu được nhiều điều bổ ích đóng góp cho bóng đá Việt Nam, đó mới là tiêu chí đánh giá chuyến xuất ngoại của 2 sao trẻ HAGL là thành công hay thất bại.
Doãn Công