Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật thi đấu: Chuyên môn hay chữa thẹn?

Thứ Năm 29/10/2015 11:54(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sau Công Phượng tới lượt Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu tại J-League 2 ở mùa giải 2016. 2 cầu thủ trẻ của HAGL ra nước ngoài thi đấu là điều vui mừng nhưng ẩn sau mục đích đó là gì thì cần thời gian trả lời.

Ngay từ khi học viện HAGL JMG ra đời, mục đích của bầu Đức là xuất xưởng những cầu thủ “gà nòi” ra nước ngoài thi đấu. Đó là điều bất cứ ai cũng vui mừng bởi thực tế nếu có cầu thủ đủ chuyên môn chơi bóng ở nước ngoài thì các ĐTQG Việt Nam sẽ được hưởng lợi. Vì thế thông tin Công Phượng, rồi Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu khiến nhiều CĐV phấn khích. Thế nhưng việc các bên nói chuyện chuyển nhượng vào thời điểm này là tương đối bất thường. Các đội bóng Nhật Bản mà 2 cầu thủ HAGL đầu quân là Mito và Yokohama đều đang nằm trong nhóm cuối bảng J-League 2. Họ đang phải vật lộn với cuộc chiến trụ hạng nên việc lên kế hoạch tăng cường nhân sự cho mùa giải 2016 là có phần thiếu thực tế. Chưa kể nếu muốn tăng cường sức mạnh thật sự thì Mito và Yokohama đã tìm những ngoại binh chất lượng ở Brazil, Argentina hay châu Âu chứ không phải là tìm ở Đông Nam Á. Vấn đề chuyên môn càng được loại bỏ khi Tuấn Anh, Công Phượng vừa có mùa giải đáng quên ở V-League 2015.

Sau Công Phượng, HAGL bất ngờ có thêm cầu thủ sang Nhật thi đấu
(Bongda24h.vn) – Tưởng chừng như Hoàng Anh Gia Lai sẽ chỉ để cho tiền đạo Nguyễn Công Phượng sang Nhật Bản đầu quân cho Mito Hollyhock thì mới đây, trưởng đoàn...

Việc Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu cứ cho là đề xuất của chính HAGL theo kiểu “xin” cho đi học việc cũng không có gì sai. Đây là cách để giúp những tài năng được đánh giá cao nhất của khóa 1 HAGL JMG nâng cao khả năng chơi bóng khi được tiếp xúc với môi trường đỉnh cao. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra tại sao HAGL không có toàn bộ những học viên của mình đi học việc mà chỉ cho Công Phượng và Tuấn Anh. Nếu thật sự muốn nâng cao chất lượng của lứa “gà nòi” của mình thì HAGL cũng không khó để đưa thêm những Xuân Trường, Văn Toàn, Hồng Duy sang Nhật hay ra nước ngoài thi đấu. Bởi hình thức cho mượn hay hợp tác trong thời gian ngắn cũng chỉ để mở rộng thị trường kinh doanh của 2 bên. Thực tế ngoài những cầu thủ HAGL JMG, Duy Mạnh, Tiến Dũng, Văn Quyết, Hồng Quân, Thành Lương đều được các đội nước ngoài mời về thi đấu để quảng bá hình ảnh nên những cầu thủ này đã từ chối. Vì thế đừng vội mừng về việc Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu có nghĩa là đã được thừa nhận về tài năng. Đôi khi đó chỉ là chiêu bài kinh doanh của các đội bóng Nhật Bản như vụ Công Vinh khi xưa mà thôi.

Binh luan viec Tuan Anh sang Nhat Ban thi dau tai J-League 2016 hinh anh
Tuấn Anh, Công Phượng sang Nhật thi đấu không phải vì chuyên môn

Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu ở những đội bóng tại J-League 2 nhưng khả năng tìm được chỗ đứng là cực kỳ khó khăn. Công Phượng có quá ít cơ hội để được ra sân bởi Mito có tới 7 tiền đạo chất lượng hơn hẳn số 44 HAGL. Thậm chí tiền đạo gốc Jamaica Suzuki nổi tiếng của U19 Nhật Bản trước đây, hung thần của U19 Việt Nam trong năm 2014 vẫn phải ngồi dự bị tại đội bóng đảo Honshu thì đủ hiểu Công Phượng có lẽ chỉ “làm cảnh” trên ghế dự bị của Mito mà thôi. Còn Tuấn Anh thì còn khắc nghiệt hơn nhiều so với Công Phượng bởi Yokohama FC có tới…18 tiền vệ trong danh sách đăng ký thi đấu. Và vị trí 1 cầu thủ “ngoại” thuộc AFC của Tuấn Anh sẽ phải cạnh tranh với 3 tiền vệ dày dạn kinh nghiệm đến từ Hàn Quốc và Triều Tiên. Có thể nói, HAGL cho Công Phượng, Tuấn Anh sang J-League 2 học việc là một chuyện, còn việc họ có được trao cơ hội hay học được gì hay không thì vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Bầu Đức đã nuốt lời hứa của chính ông cách đây chưa lâu khi tuyên bố không bao giờ muốn xé lẻ lứa học viên khóa 1 HAGL JMG. Đó là thời điểm mà lứa Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn tạo ra lối chơi thuyết phục và ăn ý trong màu áo U19 Việt Nam. Thế nhưng sau khi lối chơi này bị phá sản khi bước lên V-League đã khiến bầu Đức và HAGL đã nhận ra nhiều điều. Giải trẻ và đỉnh cao luôn rất khác nhau, ở chừng mực nào đó đội bóng phố Núi hiểu ra rằng các học viên của HAGL JMG chưa đủ trình để đá Tiki-Taka trước các đội bóng đàn anh kinh nghiệm. Thất bại với kế hoạch “xâm lăng” V-League, phải nhờ tới nghi vấn xin điểm mới có thể trụ hạng thành công. Đau đớn hơn khi tập thể U19 mà bầu Đức tự hào năm ấy đã chẳng có mấy ai trụ được ở U23 Việt Nam. Kể cả trường hợp Công Phượng được gọi lên ĐTQG cũng bị coi là chỉ để “câu” khán giả.

Trước kia bầu Đức chót “nổ” rằng U19 Việt Nam là lứa tài năng nhất của bóng đá Việt Nam và chắc chắn vô địch Seagame 2017. Nhưng bây giờ mới chỉ là năm 2015 nhưng tập thể ấy đã vỡ vụn. Và việc đưa Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu có lẽ là cái phao cuối cùng chữa thẹn cho những lời hứa sáo rỗng khi xưa.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X