Câu chuyện CLB Than Quảng Ninh nợ lương, thưởng cầu thủ đang là một vấn đề nóng, thu hút sự chú ý của người hâm mộ trong những ngày gần đây. Có thể nói, đây là một thông tin khá sốc bởi từ trước đến nay, đội bóng đất Mỏ vẫn được đánh giá là một CLB luôn giữ được sự ổn định trong tốp đầu V-League.
Theo tìm hiểu, cơn khủng hoảng của 'Than' bắt nguồn từ việc đội bóng này không nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ tỉnh Quảng Ninh ở mùa giải vừa qua (một khoản lớn là do Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam tài trợ).
Số tiền này là 30 tỉ đồng, chiếm khoảng 40% tổng kinh phí để Than Quảng Ninh duy trì hoạt động mỗi năm, phần còn lại sẽ do chủ tịch Phạm Thanh Hùng chịu trách nhiệm.
Than Quảng Ninh lao đao khi không có tiền tài trợ |
Việc không nhận được khoản hỗ trợ này đã dẫn đến việc đội bóng bị thâm hụt về tài chính, cộng thêm những khó khăn chung do Covid-19 gây ra đã dẫn đến việc Than QN phải nợ lương, thưởng cầu thủ và các thành viên trong đội.
Và bi kịch đã xảy đến. Hàng loạt các trụ cột của đội bóng quyết định nói lời chia tay, trong đó có thủ môn Huỳnh Tuấn Linh, hậu vệ Dương Thanh Hào, Nguyễn Xuân Hùng, Lê Tuấn Tú, Nguyễn Văn Việt, tiền vệ Đặng Quang Huy, Giang Trần Quách Tân, Đào Nhật Minh và tiền đạo Nguyễn Hữu Khôi.
Chưa hết, đội bóng chủ sân Cẩm Phả tiếp tục phải nhận thêm tin dữ khi tới lượt HLV Phan Thanh Hùng đệ đơn từ chức. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các nhà cầm quân sẽ không thể làm việc nếu như đội không còn nguồn tài chính để duy trì hoạt động.
Quyết định xin từ chức của HLV Phan Thanh Hùng là cú đòn kế tiếp, giáng vào tham vọng của CLB Quảng Ninh. Và tương lai của đội bóng này sẽ chính thức được chốt sau cuộc gặp giữa ban lãnh đạo tỉnh và Chủ tịch Phạm Thanh Hùng vào ngày 15/12 tới.
Có lẽ kịch bản Than Quảng Ninh phải ngừng hoạt động vì hết tiền sẽ khó xảy ra, nhưng qua chuyện lần này, có thể thấy các đội bóng Việt vẫn chưa thể 'sống khỏe' nếu rời xa các nhà tài trợ.
XSKT Cần Thơ cũng đang ở trong hoàn cảnh của T.QN khi không còn kinh phí hoạt động |
Thực tế, Than Quảng Ninh không phải trường hợp duy nhất 'lao đao' khi không nhận được tiền tài trợ. Sau khi V-League 2020 tạm dừng lần thứ 2 vì dịch Covid-19, rất nhiều đội bóng đã lên tiếng muốn kết thúc giải sớm vì không đủ kinh phí duy trì.
Xa hơn, việc các nhà tài trợ cắt nguồn tiền cũng là nguyên nhân khiến nhiều đội bóng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng mà Đồng Nai, Long An, Kiên Giang hay gần nhất là Cần Thơ đều chính là những 'nạn nhân' của cơn khủng hoảng tài chính này.
Giống như Than Quảng Ninh, CLB XSKT Cần Thơ ở thời điểm hiện tại cũng đang đứng trước nguy cơ giải thể. Được biết chủ tịch CLB XSKT Cần Thơ Phạm Hoàng Hải đang hoàn tất các thủ tục để bàn giao lại đội bóng cho thành phố Cần Thơ. Không có tiền để hoạt động, đội bóng Cần Thơ rất khó để tham dự giải hạng Nhất mùa tới.
Từ câu chuyện của Than Quảng Ninh, Cần Thơ hay các đội bóng khác, có thể thấy nền bóng đá Việt Nam vẫn chưa thể xây dựng được một nền móng vững chắc để tiến lên chuyên nghiệp.
Sau 20 năm bóng đá Việt Nam theo đuổi định hướng chuyên nghiệp, thật đáng buồn là chúng ta vẫn chưa thể đạt được mục tiêu, chưa thể lấy bóng đá để nuôi bóng đá. Thế nên, mỗi đội bóng khi bị các ông bầu hay địa phương “rút ống thở” thì ngay lập tức cũng không thể tồn tại.
Vì vậy, thiết nghĩ để tiến lên chuyên nghiệp, các đội bóng sẽ cần phải vạch ra một chiến lược phát triển dài hơi hơn để xây dựng hình ảnh, thương hiệu, nhằm tạo sức hút giữ chân khán giả, NHM lẫn các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, phát triển bóng đá trẻ cũng là một hướng đi bền vững, lâu dài, giúp các đội bóng có thể vượt qua khó khăn khi tiền tài trợ bị cắt giảm.
Chia sẻ với giới truyền thông, vị thuyền trưởng của CLB Than Quảng Ninh, ông Phan Thanh Hùng thừa nhận mình đã viết đơn xin nghỉ công việc ở CLB Than Quảng...
Do không đủ quân số nên các cầu thủ còn lại của CLB Than Quảng Ninh buộc phải sử dụng quân xanh là đội bóng của hội CĐV bóng đá Quảng Ninh.
Theo On Sports, Than Quảng Ninh nợ lương các cầu thủ suốt 4 tháng vừa qua chưa tính những khoản thưởng, lót tay khác.