Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Cải tổ V-League: Tăng chất, giảm số lượng

Thứ Sáu 23/10/2015 17:01(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Vào tháng 12 tới, bóng đá Việt Nam sẽ tổ chức “hội nghị Diên hồng” để cải tổ nền bóng đá, dù sớm dù muộn thì đó là việc cần phải làm. Thế nhưng có những việc có thể làm tốt mà chúng ta chưa chịu làm để cải thiện V-League.

VPF đã ra đời từ vài năm nay, công ty được coi là sinh ra để điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam nhưng dấu ấn lại rất mờ nhạt. Thế nhưng lỗi đầu tiên vẫn phải thuộc về VFF, cơ quan có quyền lực cao nhất của bóng đá Việt Nam. Và người quản lý, người lãnh đạo như nào thì chúng ta cũng thấy được một giải VĐQG như thế. V-League ngày càng xuống cấp, gần như không thể loại bỏ những “ung nhọt” trong suốt 10 năm qua. Tiếc thay, thế giới có rất nhiều cách giúp giải VĐQG trở nên hấp dẫn, thu hút hơn nhưng chúng ta lại không học tập. Nói đâu xa, người láng giềng Thái Lan đang biến Thái Premier League thành một giải đấu hấp dẫn đúng nghĩa về mọi khía cạnh. Vậy thì tại sao chúng ta không thể cải tổ V-League, giải đấu được đánh giá là tốn kém và số tiền đầu tư không hề kém. Thậm chí cách đây 10 năm, xứ chùa vàng nhìn V-League với con mắt thòm thèm, cầu thủ Thái Lan chỉ mơ ước được sang mảnh đất hình chữ S thi đấu. Rõ ràng vấn đề nằm ở cách làm chứ không phải là yếu tố tài chính hay cơ sở vật chất.

Bóng đá Việt Nam: Phải “ngoại hạng Anh” hóa V-League
Bóng đá Việt Nam cần đại phẫu sau thất bại trước Thái Lan mới đây. Chúng ta cần phải làm lại từ đầu để chấn chỉnh nền bóng đá đã ở quá lâu dưới vũng lầy tăm...

Để có một V-League thật sự hấp dẫn như Thái Premier League, giải đấu được coi là giải Ngoại hạng Anh thu nhỏ thì chúng ta cần phải có kế hoạch dài hơi. Cần những quyết sách đột phá tại “hội nghị Diên hồng” bóng đá Việt Nam vào tháng 12 tới. Thế nhưng có những điều có thể làm giải VĐQG trở nên hấp dẫn ngay lập tức mà VFF hay VPF chưa làm hoặc không dám làm. Bóng đá Việt Nam vẫn luôn nặng về mặt thành tích, tức là cứ có nhiều đội tham gia V-League là thành công. Trong khi đó giải Hạng Nhất chỉ có lèo tèo 8 đội bóng ở mùa giải trước. Những nhà quản lý quá quan tâm đến số lượng mà bỏ qua điều quan trọng là chất lượng. Mấu chốt không phải là có bao nhiêu đội, mà các đội bóng đó có nhiều động lực thi đấu hay không. Ví dụ ở mùa giải trước V-League có tới 14 đội nhưng chỉ có 1 đội xuống hạng là Đồng Nai, còn ở đầu BXH thì ĐKVĐ Bình Dương được dự đoán vô địch từ khi bóng chưa lăn. Điều này dẫn tới việc đa số các đội bóng hết động lực ở giai đoạn cuối mùa. Và từ những trận đấu không còn ý nghĩa như thế, tiêu cực bắt đầu nảy sinh, nạn dàn xếp, xin điểm cũng từ đó mà ra.

Rat nhieu tran dau tai V-League chi la nhung tran cau thu tuc
Rất nhiều trận đấu tại V-League chỉ là những trận cầu thủ tục

Vì thế ngay lúc này điều cần làm là chúng ta phải tăng sự hấp dẫn cho V-League ngay lập tức, hạn chế tối đa những trận cầu thiếu ý nghĩa. Muốn các trận đấu hay hơn thì cần cho các đội nhiều động lực hơn. Đây là điều cực kỳ đơn giản nếu chúng ta chịu nhìn ra các giải VĐQG các nước khác. Cụ thể là mở rộng phạm vi cho cuộc đua vô địch cũng như xuống hạng. Ở nhóm dẫn đầu, 6 hoặc 4 đội đầu tiên sẽ tiếp tục đá thêm “vòng chung kết” để tìm đội vô địch và tham dự AFC Champions League. Và nếu những đội mạnh ở V-League thi đấu hết mình thì chúng ta không bao giờ sợ giải đấu nhàm chán hay thiếu động lực. Tuy nhiên sự hấp dẫn nhất nằm ở cuộc đua trụ hạng nếu chúng ta mở rộng lên thành 3 đội xuống hạng. Thậm chí nếu muốn giải đấu hấp dẫn hơn thì có thể áp dụng thể thức play-off hoặc “vòng chung kết ngược” cho 6 đội ở nhóm cuối. Khi đó thì sẽ chẳng bao giờ có khái niệm nhường điểm và nhất là tiêu cực vì các trận đấu thiếu ý nghĩa.

Dortmund chuẩn bị xây học viện bóng đá tại Việt Nam
Sau một thời gian dài tìm hiểu thì đội bóng nước Đức là Dortmund xây dựng học viện bóng đá tại Việt Nam trong thời gian tới.

Sở dĩ bóng đá Thái Lan đang rất phát triển vì FAT tăng sự kịch tính cho các cuộc đua ở 2 đầu BXH và tăng tiền thưởng. Tại Thái Premier League, 2 đội dẫn đầu được dự đấu trường châu lục, còn 3 đội cuối bảng xuống hạng. Thậm chí ở giải Hạng Nhất có 20 đội nhưng có tới 3 đội lên hạng và 6 đội… xuống hạng. Việc có tới 9/20 vị trí liên quan tới các cuộc đua khiến cho những trận đấu ở giải Thái Lan luôn sôi nổi, hấp dẫn là vì thế. Thậm chí K-League, giải đấu hàng đầu châu Á dù chỉ có 12 đội (ít hơn V-League) nhưng tất cả các đội đều phải căng mình thi đấu mỗi tuần. Cụ thể, 6 đội dẫn đầu tiếp tục thi đấu “vòng chung kết” để tìm ra đội vô địch, 6 đội còn lại phải trải qua những trận cầu sinh tử để tìm ra 1,5 suất xuống hạng. Đây là những cách làm đơn giản nhưng chúng ta lại không áp dụng. Thay vào đó mỗi mùa giải chí có 1, thậm chí là… nửa suất xuống hạng. Đó là lý do mà ở giai đoạn lượt về V-League thi đấu như “thiếu muối”, Bình Dương vô địch quá nhanh sau khi Hà Nội T&T và Thanh Hóa chỉ vấp ngã vài vòng. Đồng Nai buông xuôi sau trận “chung kết ngược” với HAGL.

“Hội nghị diên hồng” có thể quyết định nhiều việc “đại sự” nhưng còn chuyện cải tổ V-League để tăng sự kịch tính và hấp dẫn là điều mà chúng ta có thể làm ngay mà chẳng cần hội thảo hay đề án gì to tát cả.

Doãn Công

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X