Thứ Tư, 06/11/2024Mới nhất
Zalo

Cải thiện bóng đá Việt Nam từ gốc (Phần 1): Bộ máy quản lý

Thứ Năm 01/09/2016 16:50(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá Việt Nam bao giờ phát triển? Bao giờ được dự World Cup? Bao giờ có các SVĐ dành riêng cho bóng đá như Thái Lan? Bao giờ hết bạo lực? Bao giờ hết tiêu cực... Là những câu hỏi muôn thuở từ nhiều năm qua chưa thể có câu trả lời.

Bóng đá trẻ phát triển nhưng không phải do VFF

Trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam có tín hiệu rất khởi sắc từ khâu đào tạo trẻ. Chúng ta có những trung tâm bóng đá thật sự đẳng cấp như Viettel, PVF, HAGL JMG, Hà Nội T&T và Bình Dương. Số lượng cầu thủ được đào tạo bài bản tăng lên giúp cho các đội tuyển trẻ thi đấu khởi sắc. U16, U19 hay kể cả U23 đều đã thường xuyên góp mặt ở các giải châu lục. Tức là về mặt bóng đá trẻ thì chúng ta đã tiệm cận với các quốc gia hàng đầu châu Á. Đương nhiên đó là tín hiệu cực vui cho tương lai. NHM có quyền kỳ vọng ĐTQG sẽ mạnh hơn nữa trong những năm tới.

Bóng đá Việt Nam đang thành công hay thất bại?
Những lùm xùm trọng tài khiến người ta phát ngấy với V-League và bóng đá Việt Nam mà đỉnh điểm là đơn tố cáo có chữ ký của hàng trăm cựu cầu thủ nhưng các đội...

Thế nhưng câu chuyện bóng đá trẻ có lẽ dừng lại ở tự thân vận động của các CLB chứ không phải dấu ấn của VFF. Nên nhớ các địa phượng tự lên giáo án và đào tạo theo ý mình. HAGL, Viettel, PVF hay kể cả Hà Nội T&T, Bình Dương đều có cách đào tạo hoàn toàn khác nhau. Các đội bóng đều tự bỏ tiền và công sức đi học tập cách làm bóng đá trẻ của các CLB nước ngoài. Thực tế, việc Liên đoàn mời chuyên gia Juergen Gede về làm giám đốc kỹ thuật để định hướng các CLB theo một lối chơi chung là minh chứng cho sự ảnh hưởng mờ nhạt của VFF trong công tác đào tạo trẻ thời gian qua.

Cai thien bong da Viet Nam tu goc (Phan 1) Bo may quan ly hinh anh
Các đội trẻ chơi tốt là nhờ các CLB

"Vải thưa không che được mắt thánh"

Bóng đá trẻ phát triển, các đội U16, U19 chơi khởi sắc là lý do quan chức VFF có thể tự tin vào những gì mình đang làm. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi. Đơn kiến nghị của hàng trăm cựu cầu thủ không phải ngẫu nhiên mà có. Xét về công tác quản lý, về nội tình bóng đá Việt Nam, về những việc mà Liên đoàn đang điều hành thì đang vô cùng yếu kém. Đừng bao giờ hỏi tại sao khán giả đến sân ngày càng ít, bạo lực chẳng hề suy giảm, tệ nhất là công tác trọng tài khi những quyết định theo kiểu “bẻ còi”, “11m tưởng tượng” xuất hiện một cách thường xuyên ở các giải bóng đá.

Thậm chí việc Chủ tịch Lê Hùng Dũng và các thành viên Thường trực (lãnh đạo) đòi miễn nhiệm Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi bất thành là minh chứng cho nội tình “trên bảo dưới không nghe” của bóng đá nước nhà.

Cai thien bong da Viet Nam tu goc (Phan 1) Bo may quan ly hinh anh 2
Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi

Lãnh đạo VFF phải là cựu cầu thủ, HLV

VFF nhiệm kỳ 7 được coi là “hợp lòng dân” và đa số ý kiến của các chuyên gia. Chủ tịch Lê Hùng Dũng, PCT Đoàn Nguyên Đức và Uỷ viên Trần Anh Tú đều là doanh nhân thành đạt, nỗi lo về tư lợi bản thân như các nhiệm kỳ trước bị loại bỏ. PCT Nguyễn Xuân Gụ là tướng quân đội về hưu nên không nghi ngờ động cơ cống hiến. Ngoài ra, PCT Trần Quốc Tuấn có kinh nghiệm quản lý và nhất là tầm ảnh hưởng lớn đến FIFA, AFC và AFF. Thế nhưng bóng đá là ngành nghề đặc thù không phải trò chơi mà chỉ cần có tâm như chúng ta vẫn nghĩ là được. Không lâu sau bộ máy lãnh đạo mới bộc lộ vấn đề vì tất cả những người có quyền lực cao nhất đều là người ngoại đạo, vốn không phải cầu thủ hay HLV. Những giá trị cơ bản, cốt lõi nhất không thông thạo thì sẽ dẫn tới những bước đi sai lầm.

Cai thien bong da Viet Nam tu goc (Phan 1) Bo may quan ly hinh anh 3
Nhiệm kỳ 7 thất bại vì những người đứng đầu đều là người ngoại đạo

Bài học từ nhiệm kỳ 7 cần phải được mổ xẻ sâu sắc. Giờ là lúc VFF cần phải thay đổi cơ bản bộ máy quản lý. Muốn làm bóng đá thì những người quản lý, điều hành, định hướng cũng phải hiểu bóng đá, phải từng bước ra sân cỏ chinh chiến mới ra gốc rễ vấn đề. Do đó, đây là thời điểm mà nền bóng đá đang cần nhiều hơn những cựu tuyển thủ, danh thủ ở VFF. Không cần nói đâu xa, chỉ cần nhìn sự đi lên khởi sắc của Viettel, PVF đã phần nào cho thấy sự khác biệt khi các cựu cầu thủ bắt tay vào làm bóng đá. Hữu Đang, Văn Phụng, Hoàng Bửu, Nguyên Chương, Việt Thắng ở PVF. Phương Nam, Đỗ Mạnh Dũng, Hải Biên, Thanh Hải ở Viettel… Ở Liên đoàn những năm qua có ông Mai Đức Chung và ông Nguyễn Sĩ Hiển nhưng cả hai cựu danh thủ này đều đã lớn tuổi, chưa kể công việc được giao cũng rất mờ nhạt.

U19 Việt Nam vô địch và câu chuyện đi tìm bản ngã
U19 Việt Nam đã vô địch KBZ Bank Cup 2016 tại Myanmar. Đương nhiên một giải tứ hùng giao hữu không nói lên điều gì. Mà cái đáng nói ở đây là thầy trò HLV Hoàng...

Cần phải nhớ rằng VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp chịu sự quản lý của FIFA chứ không phải Tổng cục TDTT hay Bộ VHTTDL. Mọi quyết định về nhân sự đều là bầu bán của các thành viên. Nhiệm kỳ 7 là những doanh nhân có tâm gần như đã thất bại. Vì thế giờ là lúc đưa môn thể thao vua về đúng chỗ của nóng. Người quản lý nền bóng đá phải là những người từng theo nghiệp quần đùi áo số hoặc ít nhất là từng làm HLV. Còn nếu vẫn là những người ngoại đạo, tệ hơn là những người tìm kiếm danh phận, trục lợi thì nền bóng đá sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi dù có đầu tư bao nhiêu tiền đi chăng nữa.

Doãn Công

⇒ Bóng đá 24h liên tục cập nhật lịch bóng đá việt namtrực tiếp bóng đá nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X