Thứ Bảy, 20/04/2024Mới nhất
Zalo

Cải thiện bóng đá Việt Nam (Phần 2): Mong lắm, mặt cỏ chuyên nghiệp

Thứ Ba 06/09/2016 15:12(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Nếu cứ nghĩ rằng để cải thiện bóng đá Việt Nam thì cần những thứ cao sang nhưng quả thật chúng ta còn chưa làm tốt ngay cả những việc đơn giản nhất – đó là chăm sóc mặt cỏ.

Trong nhiều năm làm bóng đá chuyên nghiệp, chúng ta hướng tới nhiều cái lớn lao. Nào thì học việc tiêu chuẩn quốc tế, nào thì kết hợp các CLB nổi tiếng, nào thì học Nhật, học Đức, học Tiki-Taka để hướng tới… tấm HCV SEA Games, vô địch AFF mà xa hơn là giấc mơ World Cup. CĐV thì đương nhiên rồi, nhưng lãnh đạo Liên đoàn và các CLB thì cũng không khác hơn là bao. Họ chỉ quan tâm tới những điều lớn lao mà bỏ quên rất nhiều chi tiết quan trọng, mà đôi khi đó là yếu tố quyết định. Có một điểm yếu cố định của bóng đá Việt Nam đó là mặt sân đã tồn tại suốt nhiều năm qua. Một việc tưởng dễ như trở bàn tay nhưng chẳng thấy ai đả động đến.

Cải thiện bóng đá Việt Nam từ gốc (Phần 1): Bộ máy quản lý
Bóng đá Việt Nam bao giờ phát triển? Bao giờ được dự World Cup? Bao giờ có các SVĐ dành riêng cho bóng đá như Thái Lan? Bao giờ hết bạo lực? Bao giờ hết tiêu...

Thường thì các CLB, lãnh đạo VFF chỉ nghĩ mua giống cỏ tốt về gieo, thế là xong. Mọi thứ đều phó mặc cho tự nhiên bởi cỏ vốn là thực vật dễ sinh tồn. Thế nhưng đấy là cỏ dại còn ở đây chúng ta cần mặt cỏ trở thành sân khấu chính của các trận đấu. Để tìm được mặt cỏ thật sự đạt chuẩn ở trong nước thì cùng lắm là có sân Mỹ Đình, sân Pleiku và mới đây là sân số 3 của trung tâm đào tạo trẻ VFF. Điều đáng nói, sân Yanmmar (tên gọi theo nhà tài trợ) được hẳn chuyên gia nước ngoài trực tiếp tư vấn chăm sóc và mua máy cắt đời mới. Chỉ điều đó thôi cũng có thể hiểu làm được một mặt cỏ đẹp đúng nghĩa như các sân bóng châu Âu cần phải đúng quy trình, chỉnh chu từ những chí tiết nhỏ nhất.

Cai thien bong da Viet Nam (Phan 2) Mong lam, mat co chuyen nghiep hinh anh goc
Các mặt cỏ V-League bị đánh giá là xấu nhất tại Đông Nam Á

Thật ra, VPF cũng đã có quy định về mặt cỏ tại V-League và đây là công việc mà chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt nếu thật sự cầu thị. Thế nhưng ngoài 3 sân kể trên thì hầu như sân nào ở trong nước cũng có chất lượng rất tệ. Đầu tiên là mấp mô, sau đấy là cỏ cao, cỏ mọc không đều vì ít được chăm sóc. Nếu mỗi địa phương có hẳn một bộ phận chăm sóc cỏ, thậm chí là bạt che mưa, hệ thống đèn khi thiếu nắng, cắt tỉa hàng ngày thì chẳng khó để có được mặt sân đẹp. Chẳng nói đâu xa, chỉ nhìn sang sân của các CLB Thái Lan và vài CLB ở Campuchia thôi là chúng ta thấy hiện trạng của chúng ta tệ như thế nào rồi.

Tấn bi hài V-League 2016: VFF! Hành động thôi!
Tất cả những gì được gọi là tiêu biểu của bóng đá Việt Nam đều được phơi bày trong trận Thanh Hóa 2-2 Than Quảng Ninh vào chiều qua. Giờ thì có lẽ các đội...

Như hồi đầu mùa giải, NHM ngán ngẩm với mặt cỏ sân Thanh Hóa trong trận siêu cúp Quốc gia giữa Bình Dương và Hà Nội T&T. Thật sự nó chẳng khác gì mặt ruộng vì màu xanh của cỏ chỉ lấm chấm vài chỗ. Mà nên nhớ Thanh Hóa là đội bóng rất giàu có, họ vừa bỏ ra vài chục tỷ hồi đầu mùa để sửa sân, khán đài và mua cầu thủ. Vậy tại sao không bỏ 1 phần nhỏ để chăm sóc mặt sân? Nơi được coi là sân khấu chính của các trận đấu. Các sân bóng ở V-League đã vậy thì thử hỏi sân tập hàng ngày sẽ như thế nào? Kể cả học viện HAGL vốn được đầu tư theo chuẩn quốc tế nhưng gần đây các sân tập không được chăm sóc nên cũng xuống cấp nhanh chóng.

Cai thien bong da Viet Nam (Phan 2) Mong lam, mat co chuyen nghiep hinh anh goc 2
Cận cảnh "mặt cỏ" sân Thanh Hóa

Có hai vấn đề mâu thuẫn của bóng đá Việt Nam đó là nhiều người khen cầu thủ nội kỹ thuật, tuy nhiên mặt sân lại xấu. Mà kỹ thuật thì chẳng thể dùng trên những mặt sân như “ruộng khoai tây” được. Đương nhiên tố chất của cầu thủ Việt bị hạn chế rất nhiều khi bị cản trở như thế. Một điển hình cho việc này là tiền vệ Nguyễn Thái Sung của SHB Đà Nẵng. Người được cả Ballack, Ribery đánh giá rất cao về mặt kỹ thuật nhưng đó là ở những mặt sân ở Qatar và châu Âu. Còn về V-League, tiền vệ 22 tuổi tầm thường như bao cầu thủ khác vì chẳng thể phô diễn nổi kỹ năng của mình.

Sau 15 năm, V-League ngày càng đậm chất nghiệp dư
V-League 2016 một lần nữa xác lập dấu mốc tồi tệ của giải đấu cao nhất Việt Nam khi chạm đáy sâu hơn qua từng năm.

Dù đã lên chuyên nghiệp được 16 năm nhưng ai cũng hiểu bóng đá Việt Nam còn quá nhiều tàn tích của bóng đá nghiệp dư. VFF, VPF đừng vội nghĩ đến những điều cao sang như World Cup hay lấy bóng đá sinh ra tiền. Mà hãy làm tốt những việc tưởng như rất đơn giản như mặt cỏ đẹp, đủ tiêu chuẩn. Đừng mong các CLB, địa phương chủ động thay đổi nếu không có những chế tài bắt buộc từ Liên đoàn. Chỉ khi nào chúng ta có mặt cỏ tiêu chuẩn từ sân chính đến sân tập thì các trận đấu mới hấp dẫn, thu hút khán giả được. Còn nếu V-League vẫn toàn “ruộng khoai tây” như hiện nay thì việc vươn khỏi ao làng Đông Nam Á còn khó chứ đừng nói đến những điều xa xỉ hơn.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X