Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt và tai nạn giao thông

Thứ Tư 24/10/2012 15:27(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá có liên quan gì đến tai nạn giao thông? Trước hết, dù không chết người nhưng sự lãng phí của bóng đá sau 12 năm làm chuyên nghiệp cũng ghê gớm. Các chuyên gia đã ước tính, trung bình mỗi năm, số tiền đổ vào 2 giải đỉnh cao (V-League và hạng Nhất) lên đến 2 nghìn tỷ đồng.

Làm phép tính đơn giản, 12 năm sẽ là 24 nghìn tỷ đồng. Vấn đề, những giá trị mà bóng đá chuyên nghiệp mang lại, vẫn mơ hồ, mông lung, kém chất lượng. Sáng 21/10, tâm trạng người viết cũng phấn khởi lây khi xem bản tin thời sự cảnh đồng nghiệp VTV dẫn hiện trường khánh thành đường cao tốc đô thị đầu tiên.

Tâm trạng đó trái ngược hoàn toàn khi hơn 10 tiếng sau, xem báo mạng đưa tin vụ tai nạn đầu tiên, ô tô đâm vào xe máy khiến chủ nhân của xe máy “tan tành” như cái xe. Nạn nhân bị coi cũng chính là người phạm luật. Theo quy định, đường vành đai 3 chỉ dành riêng cho ôtô được lưu thông với tốc độ lên đến 80-100km/h.

Tiền đầu tư vào bóng đá rất nhiều nhưng hiệu quả mang lại chưa như ý muốn
Tiền đầu tư vào bóng đá rất nhiều nhưng hiệu quả mang lại chưa như ý muốn

Sáng qua, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã họp báo thông báo về kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông năm 2012. Bạn nghĩ sao khi ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đưa ra những chỉ số thế này: Theo thống kê, số người chết vì tai nạn giao thông ở nước ta trong 9 tháng đầu năm gần bằng một sư đoàn, số người bị thương bằng 5 sư đoàn.

Việt Nam vẫn đứng thứ 11 trong số các nước có số người chết vì tai nạn giao thông lớn nhất thế giới. 10 năm qua có hơn 100.000 người chết vì tai nạn giao thông, bình quân mỗi năm có 11.000 người chết. Bình quân mỗi năm, nước ta mất 2 tỷ USD (tương đương 40.000 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả tai nạn giao thông. Số tiền trên có thể xây dựng được 10 bệnh viện đạt cấp tỉnh, 1.123 trường học, 6.400 căn nhà tình nghĩa trên cả nước.

Nếu ví bóng đá chuyên nghiệp là cái đích cuối con đường cao tốc, thì mọi văn bản pháp quy luôn trong tình trạng chạy theo thực tiễn, chẳng khác mọi hướng dẫn cho các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc vẫn luôn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Mặt khác, các thành phần tham gia địa hạt bóng đá, thường xuyên mang tâm thế lách luật, vi phạm luật chơi. Thế cho nên, bức tranh bóng đá chuyên nghiệp, luôn được ví với bức tranh giao thông.

Nạn nhân đi xe máy trên sẽ không gặp bi kịch, nếu như không ẩu tả, cố tình vi phạm luật. Hoặc, anh ta được hướng dẫn kỹ càng hơn. Bóng đá chuyên nghiệp sẽ phát triển, nếu như những người tham gia cuộc chơi đều biết vị trí, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm, thượng tôn luật…, nghĩa là biết mình được đi làn nào trên đường cao tốc đến cái đích chuyên nghiệp.

Quan trọng hơn, những người điều khiển “giao thông bóng đá” phải kịp thời tuýt còi trường hợp vi phạm. Thêm bầu Thụy và người thân mua N.SG, chủ đích chính là hóa giải 2 đội bóng bầu Hiển, có lẽ còn lâu mới bị tuýt còi.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X