- HLV Miura giúp NHM thay đổi cái nhìn về lối chơi kỹ thuật
- HLV Miura: U23 Việt Nam muốn gây bất ngờ để lọt vào tứ kết
Trong trận giao hữu U23 Việt Nam 1-1 Bình Dương, các CĐV trên sân Gò Đậu băng khẩu hiệu đòi HLV Miura cho U23 Việt Nam đá kỹ thuật, phối hợp nhỏ được coi là phù hợp với cầu thủ Việt.
Cũng chẳng phải bây giờ điều này mới xuất hiện mà suốt năm vừa qua, đa số NHM và chuyên gia đều cho rằng lối chơi của HLV Miura là không phù hợp. Đối với bóng đá Việt Nam thì chỉ có bóng ngắn, kỹ thuật mới làm nên chuyện. Tất nhiên hầu hết ý kiến này đều muốn xây dựng bóng đá Việt Nam theo cách mà các cầu thủ trẻ HAGL đã làm. Niềm tin càng được củng cố khi người ta cố vịn vào rằng Barca có thể thành công dựa vào lối chơi kỹ thuật với nhiều cầu thủ nhỏ con. Và thế là sức ép chỉ trích, thậm chí là đòi sa thải HLV Miura tăng cao vì ĐTQG và U23 ngày càng xuất hiện nhiều các pha bóng dài.
Trong trận giao hữu U23 Việt Nam 1-1 Bình Dương, rất nhiều NHM băng biểu ngữ đòi HLV Miura phải cho đội bóng áo đỏ chơi kỹ thuật, đẹp mắt, phối hợp nhỏ. Vì thế...
Sau rất nhiều chỉ trích trên báo chí, mạng xã hội thì mới đây các CĐV đem hẳn suy nghĩ chủ quan của mình ra tận sân Gò Đậu trước trận giao hữu U23 Việt Nam 1-1 Bình Dương để HLV Miura nhìn thấy. Thậm chí ở những góc khán đài khác những khẩu hiệu thiếu văn hóa, đòi chiến lược gia người Nhật từ chức cũng xuất hiện. Trong buổi họp báo sau trận U23 Việt Nam 1-1 Bình Dương, các phóng viên cũng truyền đạt luôn nguyện vọng muốn U23 Việt Nam phối hợp nhỏ, kỹ thuật của NHM. Và rồi tất cả nhận được câu trả lời thẳng thắn đến phũ phàng của ông thầy 52 tuổi như cách ông từng nói về V-League và bóng đá Việt Nam.
CĐV trên sân Bình Dương đòi U23 Việt Nam chơi bóng ngắn |
HLV Miura thẳng thắn lên án sự ngộ nhận của người Việt là giỏi về kỹ thuật: “Trước hết, nhiều người cứ nói cầu thủ Việt Nam giỏi kỹ thuật, nhưng tôi biết sẽ không thể sánh bằng các đội hàng đầu châu Á khác”. Điều này đúng bởi kỹ thuật là thứ phải được đào tạo bài bản chứ không phải cứ hay lừa là kỹ thuật. Mà bóng đá Việt Nam như đã biết cầu thủ thích vẽ vời, có phần rườm rà trong lối chơi, điều này dẫn tới các trận đấu trong nước thường có tốc độ rất chậm, nhàm chán. Mà chính như HLV Miura nói là cầu thủ Việt có xu hướng xử lý bóng nhiều chạm, rất rối, trong khi điều cần làm sự di chuyển lại không có. Nếu tính trung bình ở V-League các cầu thủ chỉ chạy khoảng 5km/ trận, chỉ bằng một nửa các trận đấu thông thường.
(Bongda24h.vn) - Cập nhật liên tục diễn biến tường thuật trực tiếp tình huống video clip kết quả kèm link xem bóng đá trực tuyến chất lượng cao trận đấu giao...
Bóng đá Việt Nam thiếu bài bản vì cơ sở vật chất nghèo nàn là điều không phải bàn cãi. Ngoại trừ HAGL JMG với mô hình đào tạo chuẩn quốc tế là các cầu thủ có kỹ thuật cơ bản tốt còn các địa phương thì chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Vì thế cái gọi là “cầu thủ Việt mạnh về kỹ thuật” chỉ là do chúng ta tự ngộ nhận. Hiện nay chỉ có lứa Công Phượng là thật sự có kỹ thuật toàn diện, có thể xử lý mọi pha bóng trên sân. Thế nhưng như đã biết, cầu thủ HAGL lại bị coi nhẹ về mặt thể lực, tốc độ. Nên ngay cả khi sử dụng lối chơi bóng ngắn, kỹ thuật ở các giải đấu đỉnh cao cũng là hạ sách. Mà việc đội bóng phố Núi bị các đội bóng “ao làng” V-League bắt bài ở mùa giải vừa qua là minh chứng.
Kể cả bóng ngắn cũng phải có thể lực và tốc độ tốt để trở nên hiệu quả |
Sau trận giao hữu U23 Việt Nam 1-1 Bình Dương thì HLV Miura cũng chỉ ra hạn chế lớn khi chơi bóng ngắn như mong muốn của nhiều người: “Các đối thủ đều có thể lực và kỹ thuật hơn chúng ta, vì thế để có thể gây bất ngờ tôi buộc phải xây dựng lối đá khoa học, cầu thủ triệt để tuân thủ đấu pháp, hạn chế sai lầm cá nhân để chờ cơ hội gây bất ngờ cho đối thủ. Nếu cứ đá rối rắm, chuyền ban nhỏ thì chúng ta không có cơ hội tiếp cận khung thành của các đối thủ mạnh”.
Như vậy là đã rõ, cầu thủ Việt không đủ tầm để chơi bóng ngắn hay dài như ý muốn như chúng ta vẫn nói. Mà thực tế các HLV ngoại đều phải xây dựng lối chơi theo kiểu hạn chế tối đa sai sót, cố gắng khỏa lấp những sai sót của cầu thủ Việt. Đừng nói đến việc đá ngắn, nhỏ bởi các đối thủ sẽ chẳng khó để bắt bài, tất nhiên cũng không thể chơi bóng dài hay tạt cánh đánh đầu. Lối chơi mà HLV Miura áp dụng là đơn giản hóa các pha lên bóng, tìm cách nhanh nhất tiếp cập khung thành đối phương. Tùy vào từng thế trận trên sân, tùy vào điểm yếu của từng đối thủ mà chơi bóng ngắn, chuyền dài hay tạt cánh đánh đầu.
Trận giao hữu U23 Việt Nam 0-4 JFL Selection có thể khiến nhiều người thất vọng về kết quả. Vâng chúng ta thua trước đội bóng hạng 4 của Nhật, đội bóng vừa bị...
Thật ra các ĐTQG dưới thời HLV Miura không hề bỏ lối chơi bóng ngắn. Chúng ta vẫn tổ chức phối hợp khi cần. Sở dĩ xuất hiện nhiều pha bóng dài là vì tận dụng sơ hở của đối phương. Nhiều đội bóng sử dụng bẫy việt vị hoặc các hậu vệ cánh dâng cao sẽ lộ khoảng trống ở dưới. Nếu các tiền đạo biết di chuyển, kết hợp với những pha chuyền dài vượt tuyến chuẩn xác sẽ là cách nhanh nhất tiến đến khung thành đối phương. Vấn đề là do các pha bóng như vậy xuất hiện nhiều lần nên NHM lầm tưởng là U23 Việt Nam chơi bóng dài. Thực tế thì ngay cả HAGL, tín đồ chơi bóng ngắn cũng phải sử dụng chiến thuật này. Tại giải U21 Quốc tế 2015 vừa qua, Công Phượng, Văn Toàn rất nhiều lần có bóng đối mặt với thủ môn đối phương sau những đường chuyền từ giữa sân của Xuân Trường và Tuấn Anh...
Vì thế với cầu thủ Việt nhiều hạn chế thì vấn đề không phải bóng ngắn hay bóng dài mà phải là "liệu cơm gắp mắm" để có được sự hiệu quả cao nhất trong từng pha bóng.
Video trận U23 Việt Nam 1-1 Bình Dương
Doãn Công