Thứ Bảy, 27/04/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam sẽ ra sao khi có GĐKT người Đức?

Thứ Hai 20/06/2016 16:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Hôm nay, ông Hans Juergen Gede đã chính thức ký vào bản hợp đồng 2 năm với VFF để ngồi vào chiến ghế GĐKT của bóng đá Việt Nam. NHM vừa tò mò, vừa hy vọng sự góp mặt của vị chuyên gia 60 tuổi sẽ giúp môn thể thao vua của chúng ta thật sự vươn lên.

⇒ Theo dõi thông tin Euro 2016lịch euro 2016.

Sau rất nhiều năm, nhiều trăn trở, nhiều lần họp bàn và có cả tranh cãi thì cuối cùng bóng đá Việt Nam cũng có cho mình một vị giám đốc kỹ thuật đúng nghĩa. Có thể thấy rõ kế hoạch muốn xây dựng một nền bóng đá có căn cơ, bản sắc của VFF. Đó là điều đáng khen và đáng ghi nhận. Với sự có mặt của ông Hans Juergen Gede, chưa biết khả năng sẽ ra sao nhưng ít nhất là chúng ta đang đi đúng hướng trong việc phát triển các ĐTQG. Nôm na là Liên đoàn rất muốn từ các đội trẻ U16, U19, U23 đến ĐT Việt Nam có một lối chơi thống nhất, có tính thừa kế. Xa hơn một chút, cựu á quân Bundesliga sẽ tìm ra một lối chơi phù hợp nhất với thể trạng và thực trạng của bóng đá Việt Nam. Điều mà chính những người trong cuộc tranh cãi suốt nhiều năm qua nhưng không thể tìm ra câu trả lời xác đáng nhất.

Đầu tiên là khoanh vùng công việc của ông Hans Juergen Gede sẽ nằm ở đội U19, U23 và ĐTQG. Không khó để nhận ra những người làm việc nhiều nhất của vị tân GĐKT là HLV Hoàng Anh Tuấn và HLV Hữu Thắng. Ý đồ học tập bóng đá Đức được VFF vạch ra khá rõ khi mà 2 ông thầy nội cũng được đánh giá là theo phong cách kỷ luật của cường quốc bóng đá này. Thậm chí ông Tuấn và ông Thắng từng có thời gian tu nghiệp ở Đức và có vốn ngoại ngữ không tồi, khả năng phối hợp làm việc với ông Juergen Gede cũng được dự đoán là khá trôi chảy. Sự kỳ vọng ở vị chuyên gia 60 tuổi là những phương pháp mới, chiến thuật tân tiến, đặc biệt là việc thay đổi tư duy chơi bóng bị động của cầu thủ Việt.

Bong da Viet Nam se ra sao khi co GDKT nguoi Duc hinh anh
GĐKT Juergen Gede trong ngày ra mắt NHM

Công việc đầu tiên của ông Juergen Gede là bắt tay vào công việc ở đội U19 cùng HLV Hoàng Anh Tuấn. Tại đây, cựu tiền vệ Schalke 04 sẽ cùng chiến lược gia người Khánh Hòa xây dựng lối chơi kỷ luật, hiện đại cho U19, đồng thời cũng phải phù hợp với những gì đang có trong tay. Công việc đầu tiên của ông Juergen Gede có vẻ rất thích hợp khi HLV Hoàng Anh Tuấn đã cố gắng hướng lứa Trọng Đại sang lối chơi hiện đại suốt 2 năm qua nhưng chưa thật sự hiệu quả. Quan trọng hơn, với đa số các cầu thủ ở đội tuổi 18, 19 và lại được đào tạo bài bản thì vị tân GĐKT dễ uốn nắn hơn.

Sau khi kết thúc chiến dịch VCK U19 châu Á 2016 vào tháng 10, GĐKT Juergen Gede sẽ bắt tay vào công việc cùng ĐT Việt Nam để chuẩn bị cho AFF Cup 2016. Đây mới là lúc mà chuyên gia người Đức đối mặt với khó khăn thật sự. HLV Hữu Thắng đang cố xây dựng ĐTQG theo cách chơi nhỏ, kiểm soát bóng. Đây là chiến thuật về bản chất thuộc về người Tây Ban Nha còn ông Gede lại đi theo sự kỷ luật, khoa học của người Đức. Kết hợp 2 thứ ấy với nhau là có thể nhưng vô cùng khó. Không đơn giản để vị tân GĐKT có thể dung hòa được tất cả bởi ông không có quyền lực tối đa. Trong khi lối chơi của ĐTVN đã bị mặc định là phải học theo Tiki-Taka như sự chỉ đạo của những người đứng đầu Liên đoàn.

Bong da Viet Nam se ra sao khi co GDKT nguoi Duc hinh anh 2
Cần thay đổi nhiều thứ từ VFF chứ không chỉ vị trí GĐKT

Cái khó tiếp theo của ông Juergen Gede là thay đổi tư duy và cách chơi bóng của những cầu thủ quanh năm đá V-League. Theo đúng tiêu chí của người Đức, vị tân GĐKT sẽ bắt các cầu thủ đá ít chạm, đơn giản, di chuyển liên tục để phối hợp tốt hơn. Thế nhưng “Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, việc bắt những tuyển thủ quốc gia thay đổi cách đá rườm rà bấy lâu nay quả là điều không tưởng. Thực tế người tiền nhiệm của Hữu Thắng là ông Miura đã thất bại trong việc thuần hóa cầu thủ Việt. Ví dụ, chỉ cần yêu cầu Thành Lương, Văn Quyết đá dưới 3 chạm, không quá 5 giây cầm bóng quả là điều gần như không thể. Với cầu thủ nội nói chung thì họ mất 1 chạm đầu tiên để đỡ bóng, thậm chí còn thực hiện một cách vụng về. Tiếp đó là chạm bóng lần 2 để có tư thế thoải mái nhất và thứ 3 mới là đường chuyền tiếp theo. Tất nhiên đó là còn chưa kể bản chất thích cầm bóng nhiều chạm, xử lý rườm rà của cầu thủ Việt mà chúng ta vẫn nhầm lẫn là… kỹ thuật.

Tân GĐKT: “Tôi muốn ĐTVN dự một giải lớn như Euro 2016”
Hôm nay, ông Hans Jurgen Gede đã chính thức có buổi họp báo để ra mắt NHM với chức danh GĐKT của bóng đá Việt Nam.

Việc lựa chọn học mô hình bóng đá Đức nói chung và GĐKT Hans Juergen Gede nói riêng là đúng hướng. Chỉ có điều một mình vị chuyên gia 60 tuổi không thể đủ phép màu để thay đổi cả nền bóng đá theo hướng tích cực được. Bóng đá Việt Nam vẫn bị coi là phát triển hỗn độn nên vai trò chủ đạo phải thuộc về VFF. Chúng ta cần thay đổi giáo án, cơ sở vật chất, uốn nắn tư duy chơi bóng ngay từ khâu đào tạo trẻ ở các CLB chứ không phải đợi lên ĐTQG mới thực hiện điều đó. Vì thế sự có mặt của chuyên gia Juergen Gede là rất cần nhưng chưa phải điều gì quá to tát theo kiểu hy vọng thay đổi cả nền bóng đá như nhiều người đang mơ mộng.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X