Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam: Phải “ngoại hạng Anh” hóa V-League

Thứ Tư 21/10/2015 15:40(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá Việt Nam cần đại phẫu sau thất bại trước Thái Lan mới đây. Chúng ta cần phải làm lại từ đầu để chấn chỉnh nền bóng đá đã ở quá lâu dưới vũng lầy tăm tối.

Sau trận Việt Nam 0-3 Thái Lan mới đây thì người ta mới thật sự nhìn rõ nền bóng đá Việt Nam đã tụt lại quá xa so với xứ chùa vàng. Nếu như Thái Lan đang thật sự trở thành nền bóng đá chuyên nghiệp ở mọi phương diện thì chúng ta gần như giậm chân tại chỗ dù cũng đã mang tiếng lên chuyên 15 năm nay. Vấn đề không phải là vì 2 chữ chuyên nghiệp hữu danh vô thực mà quan trọng là phải thay đổi, cải tổ mạnh mẽ để thật sự lột xác nền bóng đá. Còn nhìn vào V-League trong suốt 15 năm qua không hề thay đổi, bạo lực, dàn xếp tỷ số, nạn xin điểm không hề suy giảm, nếu không muốn nói là tinh vi hơn. Khán giả là một thứ gì đó xa xỉ của giải đấu. Còn các CLB, các ông bầu ngày càng chán nản khi đầu tư vào bóng đá mà không thu về được đồng nào. Tệ nhất là việc niềm tin vào những người lãnh đạo nền bóng đá suy giảm đến mức mà nhiều tập đoàn lớn, có tiềm lực mạnh quyết định chia tay bóng đá như Hòa Phát, Vissai, Tôn Hoa Sen, ACB…

HLV Hải lơ và Miura: Ai mới là người bảo thủ?
HLV Hải lơ và Miura chính là những người gây ồn ào nhất trong hơn 1 năm qua. Một bên là HLV trưởng ĐTQG, còn một bên là vị HLV nội giàu thành tích nhất tại...

Việc đại phẫu nền bóng đá Việt Nam là điều bắt buộc phải làm nhưng làm như thế nào mới là quan trọng. Chắc chắn phải bắt đầu từ công tác bóng đá trẻ nhưng công việc đó đòi hỏi trong thời gian dài tối thiểu 10 năm mới thu lại kết quả. Việc làm mà VFF và những người lãnh đạo cần làm nhất vào lúc này là phải thay đổi V-League như cách mà Thái Lan biến giải VĐQG của mình thành giải Ngoại hạng Anh thu nhỏ. Cách làm không khó, chỉ có điều là chúng ta có chịu làm hay không mà thôi. Đầu tiên là việc VFF phải định hướng mỗi đội bóng xây dựng mô hình CLB chuyên nghiệp thật sự. Từ xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi, xây dựng hệ thống đào tạo trẻ, hội CĐV chuyên nghiệp, để thật sự biến các trận đấu như những lễ hội trên khán đài. Ngoài ra, đó cũng là cách giúp bóng đá Việt Nam sinh lời, trở thành nghề nghiệp thật sự chứ không phải là “gánh nặng của xã hội” như suốt 15 năm qua.

Bong da Viet Nam phai hoc tap mo hinh giai ngoai hang Anh hinh anh
V-League phải có những SVĐ dành riêng cho bóng đá như của HAGL

Đầu tiên là việc mỗi CLB phải xây dựng hệ thống sân bãi chất lượng, khi đó cả những lứa trẻ và đội lớn đều có điều kiện tập luyện dưới điều kiện tốt nhất. Khi mà mặt sân tốt thì ắt chất lượng và chuyên môn của cầu thủ cũng sẽ được nâng lên. Đặc biệt mỗi đội bóng V-League phải học giải Ngoại hạng Anh ở việc xây các SVĐ riêng dành cho bóng đá. Không yêu cầu hoành tráng hay sức chứa lớn, mà các CLB chỉ cần xây dựng các SVĐ nhỏ nhưng nhìn bắt mắt với sức chứa khoảng 10.000 khán giả, thậm chí ít hơn. Nếu kinh phí quá lớn có thể chỉ xây 1 hoặc 2 khán đài A, B chứ không nhất thiết phải xây hết. Giống như các đội Thái Premier League hay các đội bóng nhỏ của giải Ngoại hạng Anh, việc xây dựng các SVĐ dành riêng cho bóng đá cũng giống như việc xây dựng truyền thống và khẳng định dự tồn tại lâu dài của đội bóng. Khi có những SVĐ riêng, màu sắc riêng, các CĐV cũng thích đến sân hơn, yêu đội bóng hơn. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để đưa khán giả trở lại sân cỏ V-League vốn đã nguội lạnh nhiều năm nay.

Lợi ích của việc xây SVĐ riêng là không thể đong đếm bằng tiền mặt được. Bởi khi đó các CĐV sẽ coi sân bóng của CLB là một nơi nào đó gắn bó trong cuộc đời, giống như các đội bóng của Anh dù đội bóng thua trận nhưng khán đài vẫn chật kín bởi đó là truyền thống, là nét văn hóa của họ. Ngoài ra những nguồn thu bên lề như bán áo đấu, vật lưu niệm, tham quan phòng truyền thống CLB, các dịch vụ ăn uống sẽ tạo ra nguồn thu không hề nhỏ bên cạnh tiền bán vé. Vì thế ngay lúc này, VFF và VPF phải cử ngay những chuyên gia, nhà quản lý học tập mô hình của bóng đá Anh để áp dụng. Tất nhiên là chúng ta phải chọn lọc để thật sự phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Nhưng những điều cơ bản như xây dựng SVĐ riêng, xây dựng hội CĐV, xây dựng nét truyền thống cho CLB là điều không thể khác được.

Đã có thời V-League trở thành giải đấu số 1 Đông Nam Á nhờ nguồn tiền khổng lồ của các ông bầu. Thế nhưng đó là kiểu làm bóng đá “ăn xổi”, phát triển bong bóng thiếu vững bền. Giá như thời điểm đó những số tiền này được đầu tư đúng chỗ thì mọi thứ đã khác. Dù vậy thì mọi thứ không bao giờ là muộn để làm lại cả. Vẫn còn rất nhiều mạnh thường quân yêu bóng đá, đa số người Việt vẫn còn rất ham mê môn thể thao vua. Chỉ cần chúng ta dũng cảm nhìn ra cái sai của mình để sữa chữa, làm lại từ đầu theo hướng phát triển của bóng đá Anh như cách Thái Lan đã thực hiện thì sớm muộn cũng sẽ phá tan nỗi sợ hãi người láng giềng xứ chùa vàng.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X