Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam: Làm lại, nhưng như thế nào?!

Thứ Tư 12/12/2012 13:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chưa kịp nguôi ngoai về thất bại của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2012, bóng đá nội địa lại một phen làm dư luận nổi sóng với những đề xuất thay đổi sẽ được áp dụng trong mùa giải 2013 của VPF.

Kể từ ngày VPF ra đời, có lẽ hiếm khi nào người ta thấy Tổng cục TDTT, VFF và các CLB cùng cầu thủ lại cùng chung một “chiến tuyến” như những ngày vừa qua, khi tất cả đều phản đối những “sáng kiến” của VPF về việc không có xuống hạng ở V-League 2013, cử ĐT U22 Việt Nam tham dự V-League 2013 và giải hạng Nhất chỉ có một suất thăng hạng.

Trong cuộc sống, mỗi thay đổi thường đi kèm với sự xáo trộn, nên luôn kéo theo cả sự đồng tình cũng như phản đối, nhưng khi có quá nhiều người cùng phản ứng với một đề xuất thay đổi như vậy thì rõ ràng “cha đẻ” của những sáng kiến nêu trên là VPF nên nghiêm túc xem xét lại ý tưởng của mình.

Phan Văn Santos là ngoại binh nhập tịch đầu tiên của bóng đá Việt Nam, mở đầu cho trào lưu nhập tịch ngoại binh lan tràn trên khắp sân cỏ V-League cũng như hạng Nhất
Phan Văn Santos là ngoại binh nhập tịch đầu tiên của bóng đá Việt Nam, mở đầu cho trào lưu nhập tịch ngoại binh lan tràn trên khắp sân cỏ V-League cũng như hạng Nhất

Rất khó hiểu khi VPF lại đưa ra đề xuất liên quan tới kế hoạch của ĐT U22 Việt Nam, trong khi đây không phải là đối tượng thuộc phạm vi quản lý của VPF, và giả sử Tổng cục TDTT và VFF có đồng ý cử ĐT U22 Việt Nam tham dự V-League 2013 thì sự hỗ trợ của VPF chỉ là “VPF trong khả năng tài chính của mình sẽ cân nhắc thêm”.

Điều đó nghĩa là Tổng cục TDTT và VFF sẽ phải gánh vác trách nhiệm tài chính về một sáng kiến do VPF thực hiện về một đối tượng do Tổng cục và VFF trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý. Thế nên ở Hội nghị BCH VFF ngày mai (13/12), nếu Tổng cục TDTT và VFF đồng ý với đề xuất này của VPF thì mới là chuyện lạ.

Để bóng đá Việt Nam rơi vào hoàn cảnh như hiện tại có phần trách nhiệm rất lớn của VFF, nhưng trong đó cũng không thể không kể đến vai trò của các ông bầu, bởi chính họ cũng từng là tác giả của những phát kiến có thể mang lại lợi ích trước mắt cho CLB của mình nhưng lại vô lợi, hoặc thậm chí là có hại cho tương lai phát triển lâu dài của cả nền bóng đá. Chẳng hạn, ai là tác giả của sáng kiến nhập tịch ngoại binh nhằm tăng cường thêm “Tây” trên sân, để rồi từ đó kéo theo trào lưu nhập tịch cho ngoại binh trên khắp sân cỏ Việt Nam?

Hay cách đây đúng 10 năm, ai là người góp phần châm ngòi để tạo nên một thị trường chuyển nhượng cầu thủ hỗn loạn sau này, khi lôi kéo một tuyển thủ QG về với CLB của mình trong lúc cầu thủ này vẫn đang còn ràng buộc hợp đồng với đội bóng chủ quản?

Rất dễ để tìm ra câu trả lời nếu lật giở lại lịch sử V-League 10 năm qua, và điều đáng nói là chủ nhân của những “sáng kiến” ngày ấy hiện giờ lại cũng chính là một trong những người tham gia khởi xướng cho sự ra đời của những “phát kiến” đang khiến đời sống bóng đá nước nhà nổi sóng.

Nên nhớ rằng trong số những giải VĐQG hiếm hoi trên thế giới không áp dụng thể thức xuống hạng như MLS và A-League (xem trang 3), thì bản thân BTC các giải VĐQG này cũng đang phải chịu sức ép không nhỏ để cải tiến luật lệ thi đấu của giải VĐQG theo xu hướng có lên hạng và xuống hạng như thông lệ bình thường của bóng đá thế giới. Riêng với A-League, thậm chí AFC đã đưa ra hẳn một lộ trình cho LĐBĐ Australia về việc phải sửa đổi luật lệ thi đấu của A-League theo hướng phải có lên xuống hạng.

Điều đó cho thấy sự đồng lòng nhất trí của các CLB cũng như Tổng cục TDTT và VFF về việc giữ nguyên quy định lên xuống hạng cho V-League là một lựa chọn hoàn toàn xác đáng, bởi một giải đấu có lên xuống hạng căng thẳng và khốc liệt suốt hơn 10 năm qua mà còn không thể kéo khán giả tới ngồi chật kín các SVĐ, thì liệu có thể hy vọng gì ở một giải đấu mà phần lớn các đội chỉ đá cho vui?

Đúng như lời Phó TGĐ VPF Phạm Phú Hoà, đã đến lúc bóng đá Việt Nam cần làm lại, nhưng không phải theo cái cách trở lại vạch xuất phát sau 12 năm, như đề xuất không có đội xuống hạng ở V-League 2013 mà VPF đã đưa ra.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11/2024. Lịch thi đấu UEFA Nations League Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha; lịch thi đấu V-League; lịch trực tiếp bóng đá.

Xem thêm
top-arrow
X