Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam: Đừng làm quá mọi thứ lên!

Thứ Tư 27/01/2016 17:03(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá Việt Nam đang rối như canh hẹ ở mọi phương diện mà nhìn đâu cũng thấy vấn đề. Thế nhưng khi lắng lại chúng ta sẽ thấy nó không xấu xí, mục nát như nhiều người vẫn nói.

Đầu tiên chắc chắn là vấn đề lục đục nội bộ VFF mà người khởi đầu là vị Phó chủ tịch phụ trách truyền thông Nguyễn Xuân Gụ. Cựu nhà báo Quân đội Nhân dân khiến làng bóng đá trong nước dậy sóng ngay đầu năm mới bằng việc tố cáo các đồng nghiệp ở Liên đoàn. Thậm chí vị Đại tá quân đội này còn khẳng định Chủ tịch Lê Hùng Dũng đang làm sai quy chế hoạt động và biến VFF trở thành “công ty TNHH hai thành viên”. Thế nhưng sau khi tố cáo “như đúng rồi” thì chính ông Gụ là người phải nhận “cơn mưa” gạch đá từ dư luận và chính các đồng nghiệp vì cách làm việc của mình. Mà như Ủy viên BCH Nguyễn Văn Mùi đặt câu hỏi thì “tại sao anh Gụ không nói trong cuộc họp nội bộ để giải quyết mà lại phát ngôn ra ngoài một cách thái quá như thế?”.

Bóng đá Việt Nam: Văn hóa nhận lỗi ở đâu?
Bóng đá Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi sự yếu kém trì trệ. Ấy vậy mà những nhà quản lý, những người làm bóng đá hay NHM chẳng bao giờ tự nhìn vào hạn chế của...

Thực tế, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không hề mất đoàn kết hay mâu thuẫn mà đơn giản là chưa tìm được tiếng nói chung trong cách làm việc. Cụ thể, ông Gụ, bầu Đức, Chủ tịch Lê Hùng Dũng hay ông Phan Anh Tú đều là doanh nhân hoặc người thành đạt, làm bóng đá vì cái tâm. Tuy nhiên cái mà vị PCT phụ trách truyền thông bức xúc có lẽ do ông bị “lép vế” với người đồng cấp Trần Quốc Tuấn. Đặc biệt trong công tác ngoại giao thì gần như ông Tuấn “tổng” làm hết dù ông Gụ là người phụ trách trên danh nghĩa.

Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ, PCT Trần Quốc Tuấn không chỉ có chuyên môn mà còn thành thạo ngoại ngữ và nhất là mối quan hệ rộng với bóng đá châu Á cũng như thế giới, điều mà ông Gụ không có. Vậy thì việc Chủ tịch Lê Hùng Dũng phân việc ngoại giao cho ông Tuấn phụ trách là hợp tình, hợp lý. Còn công việc chính mà vị PCT truyền thông được giao là tận dụng mối quan hệ trong nước để tìm tài trợ thì gần như không có nhiều chuyển biến.

PCT Nguyen Xuan Gu dang lam qua moi viec len
PCT Nguyễn Xuân Gụ đang làm quá mọi việc lên

Trước ông Gụ thì có một vị PCT VFF khác là ông Đoàn Nguyên Đức cũng làm quá lên về vấn đề HLV Miura. Thật khó hiểu với phát ngôn của tỷ phú này khi coi chiến lược gia người Nhật là ông thầy dở nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Vấn đề không chỉ sai sự thật mà còn có phần hạ thấp danh dự của HLV Miura. Nếu vị thuyền trưởng 52 tuổi kém nhất thì tại sao lại có thành tích lần đầu dự VCK U23 châu Á hay dẫn đầu bảng Asiad.

Còn SEA Games hay AFF Cup dù chỉ giành HCĐ nhưng những HLV trước như Hoàng Văn Phúc, Phan Thanh Hùng, Goetz, Dido, Tavares, Letard thậm chí còn bị loại ngay ở vòng bảng và trắng tay. Nếu không thích lối chơi của HLV Miura thì bầu Đức cũng không nhất thiết làm to chuyện lên như vậy. Nhất là ở vị trí Phó chủ tịch VFF sẽ gây tiếng xấu không chỉ dư luận trong nước. Nếu truyền thông Nhật Bản muốn làm to chuyện, thậm chí chẳng HLV ngoại nào còn dám dẫn dắt các ĐTQG Việt Nam nữa. Mà việc HLV Calisto và Riedl “ra đi đầu không ngoảnh lại” là điều chúng ta cần phải xem lại cách làm của mình.

Ai cứu nổi BĐVN nếu vẫn thay HLV xoành xoạch thế này?
Chiến dịch VCK U23 châu Á 2016 gần như sẽ là giải đấu cuối cùng của HLV Miura cùng các ĐTQG Việt Nam. Thêm một lần bóng đá Việt Nam cho thấy bản chất “xây nhà...

Một vấn đề khác cũng nóng trong những ngày qua là việc U23 Việt Nam bị loại tại VCK U23 châu Á 2016. Không ít dư luận, NHM và cả chuyên gia trách móc HLV Miura và VFF, yêu cầu mổ xẻ thất bại trên đất Qatar. Thế nhưng việc này có đáng không khi mà VCK U23 châu Á là sân chơi quá tầm của bóng đá Việt Nam, mà việc chúng ta lần đầu được tham dự là minh chứng.

Ngay như U23 Thái Lan dù tiến bộ vượt bậc nhưng cũng chẳng thoát khỏi vị trí cuối bảng như U23 Việt Nam và thua U23 Nhật Bản tới 0-4. Thực tế VFF cũng chỉ coi giải đấu tại Qatar là đợt cọ xát, tích lũy kinh nghiệm nên đã không mang theo Ngọc Hải, Huy Toàn, Ngọc Thắng bằng mọi giá. Mà nói như HLV Miura là U23 Việt Nam chỉ cần chơi hết mình là đủ và trải nghiệm không khí của giải đấu hàng đầu châu lục mà chưa chắc sau này đã được tham dự.

Chinh HAGL cua bau Duc cung dang ngap trong kho khan
Bầu Đức luôn tỏ ra nóng vội trong cách phát biểu của mình

Thậm chí một tờ báo còn cho rằng cầu thủ U23 Việt Nam đã tự đá trong lượt trận cuối với U23 UAE chứ không tuân theo đấu pháp của BHL. Thế nhưng ngay sau đó các thành viên BHL, cầu thủ đều phủ nhận và hết sức bức xúc trước thông tin này. Chúng ta thi đấu bằng màu cờ sắc áo chứ không phải thắng bằng mọi giá mà cầu thủ phải “làm phản” HLV như thế. Các cầu thủ đều xác định U23 Việt Nam là đội yếu nhất giải, thi đấu thoải mái, không có gì để mất. Nhất là khi hầu hết các cầu thủ ra sân trận gặp U23 UAE là 6 cái tên từ HAGL JMG đều được đánh giá là “ngoan”, chưa vướng vào bệnh thành tích. Thông tin đó đã làm xấu hình ảnh lứa Công Phượng lẫn đội bóng áo đỏ.

Sa thải HLV Miura rồi làm gì?
Hầu hết truyền thông, chuyên gia, NHM cho tới lãnh đạo VFF đều muốn sa thải HLV Miura. Vậy câu hỏi đặt ra sau khi chia tay chiến lược gia người Nhật chúng ta...

Nói chung, bóng đá Việt Nam chưa phát triển như mong đợi của NHM nhưng về cơ bản chúng ta vẫn đang tiến dần lên chuyên nghiệp. Đào tạo trẻ bắt đầu được chú trọng hơn, V-League đang tích cực chỉnh sửa để trở nên hấp dẫn, đặc biệt chúng ta có cả 5 đội tuyển đều lọt vào VCK hoặc vòng loại cuối cùng ở những giải đấu châu lục. Trong khi đang có những người ngày ngày cố gắng để hy vọng môn thể thao vua nước nhà đi lên thì đáng tiếc lại có một bộ phận đứng ngoài xu thế đó. Có lẽ giờ là lúc mà tất cả phải chung tay, mỗi người cần sự hy sinh, thậm chí thiệt thòi đôi chút để giúp bóng đá Việt Nam đi đúng hướng, chứ không phải vì sự ích kỷ, lợi ích cá nhân mà đi theo hướng ngược lại. 

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X