Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

VFF: Chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi

Thứ Ba 10/11/2015 16:32(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h.vn) – Trong thời gian tới, VFF và VPF sẽ tích cực cử các cán bộ sang làm việc và học hỏi kinh nghiệm từ Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA) và giải vô địch quốc gia nước này (K-League). Tuy nhiên những chuyến đi này không được trao nhiều kỳ vọng cũng như bao lần xuất ngoại du học khác của những người làm bóng đá Việt Nam.

Ngay từ khi mới lên chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam đã tìm cách học hỏi những cách làm của các quốc gia phát triển tại châu Âu như Đức, Pháp hay Anh. Nhiều người cho rằng đó là lần đầu tiên những vị quan chức của VFF xuất ngoại nhằm biến V-League trở thành một giải đấu thực sự chuyên nghiệp và có quy củ. Tuy nhiên không nhiều người biết được rằng ngay từ trước khi V-League ra đời, VFF đã từng cử một phái đoán sang Hàn Quốc để tìm kiếm những kinh nghiệm nhằm áp dụng vào môi trường bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên chuyến đi này đã thất bại bẽ bàng bởi xuất phát điểm của 2 quốc gia là không hề giống nhau.

Bong da Viet Nam kho co the hoc tu K-League va bong da Han Quoc hinh anh
K-League không phải giải đấu Việt Nam có thể học hỏi được nhiều

Những chuyến du học của các lãnh đạo tại châu Âu cũng không mang lại nhiều kết quả tích cực dù cho trong những năm đầu xuất hiện, V-League nhận được sự quan tâm cuồng nhiệt của người hâm mộ. Tuy nhiên chất lượng các trận đấu tại V-League chưa được cải thiện bao nhiêu thì số lượng khán giả đến sân lại ngày càng giảm. Tất nhiên là cơ cấu tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động của V-League cũng chẳng có những thành tựu nào đáng kể.

Trong những năm gần đây thì VFF quyết định chuyển hướng sang học Trung Quốc và đặc biệt là Nhật Bản cũng bằng cách gửi các cán bộ hàng đầu sang tiếp thu kinh nghiệm từ những người đàn anh tại Đông Á. Trong khi đó Nhật Bản được coi là một trong những đất nước có nền tảng khá tương đồng với bóng đá Việt Nam, là một mô hình được coi là cực chuẩn cho những quốc gia đang phát triển áp dụng. Tuy nhiên VFF cũng chưa thể rút ra được những kinh nghiệm nào quý báu để áp dụng vào V-League hay bóng đá Việt Nam. Họ đã từng thuê trưởng giải người Nhật nhưng cuối cùng khi mọi thứ chưa đâu vào đâu thì hợp đồng đã đổ bể. Để rồi đến bây giờ, bóng đá Việt Nam lại quay trở lại với Hàn Quốc và K-League.

NHM bóng đá Việt Nam được xem thêm 1 giải đấu đỉnh cao trên truyền hình
Hôm nay, VTVcab đã chính thức họp báo công bố bản quyền phát sóng giải K-League, giải vô địch quốc gia Hàn Quốc, một trong những giải đấu hay nhất tại châu Á.

Trở lại với chuyến đi du học mà VFF từng thực hiện vào cuối thế kỷ trước tại Hàn Quốc, lý do thất bại của nó là việc K-League từ khi mới thành lập chỉ có đúng 5 đội bóng, đấu vòng tròn 4 lượt. Tuy nhiên cả 4 trong số 5 đội bóng này đều được hậu thuẫn từ những tập đoàn lớn của Hàn Quốc thời bấy giờ, đó là POSCO, Daewoo, Kookmin Bank, SK Energy. Đội bóng còn lại được thành lập nhờ nỗ lực của ông Choi Soon-young, chủ tịch KFA khi đó. Các đội bóng này hoạt động nhờ vào nguồn tiền chủ yếu của các ông chủ, không đặt quá nhiều mục tiêu lợi nhuận.

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, K-League không hề có số đội bóng cố định, lý do là bởi một số đội bóng, hay chính xác hơn là một số tập đoàn, đã tỏ ra chán chường với bóng đá và xin rút. Vì không có những giải đấu hạng dưới nên K-League không thể tìm được những đội bóng thế chân. Nghe thì có vẻ giống với bóng đá Việt Nam ở sự thiếu chuyên nghiệp, nhưng thực tế thì tinh hoa của bóng đá Hàn Quốc không nằm ở K-League mà ở nền bóng đá học đường cực kỳ phát triển. Điều đó khiến cho những đội bóng sinh viên Hàn Quốc hay thậm chí là một đội tuyển trường đại học nào đó cũng có thể chơi ngang ngửa với U23 hay cả đội tuyển Việt Nam.

Bong da Viet Nam kho co the hoc tu K-League va bong da Han Quoc hinh anh 2
VFF cần "chọn đúng thầy" dạy tốt cả học và hành

 

Tuy nhiên việc phát triển bóng đá học đường tại Việt Nam là cả một núi công việc mà để phát triển chúng ta sẽ cần khoảng thời gian lên tới hàng thập kỷ chứ không chỉ là hàng năm. Mô hình bóng đá học đường đã được thử nghiệm ở một số trường trung học tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên không mang lại kết quả khả quan bởi nhiều lý do, trong đó nổi bật nhất là chuyện kinh phí và sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch.

Bóng đá học đường thực sự là gốc rễ của một nền bóng đá phát triển, nhưng nếu chúng ta cần học hỏi và tìm cách đổi mới thì chưa nên đặt yếu tố này lên hàng đầu. Vì thế chuyến du học tại Hàn Quốc trong thời gian tới của VFF cũng khó gặt hái được thành công, chỉ có học mà không thể hành. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, những thông tin về K-League và bóng đá Hàn Quốc là hoàn toàn không khó khăn để tìm kiếm. Nhưng không rõ liệu VFF đã xem xét qua những yếu tố đó trước khi chọn Hàn Quốc làm điểm đến hay chưa?

Có một sự thật là người Việt Nam đa phần có xu hướng sính ngoại, vì thế mà bóng đá Việt Nam muốn học hỏi kinh nghiệm, những điều hay từ các nền bóng đá phát triển là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên vấn đề là phải “chọn đúng thầy mà học.” Mấu chốt vẫn nằm ở hai yếu tố: Tính khả thi và tính thực thi, tức là có thể học được và cũng có thể hành được. Chỉ cần đảm bảo được 2 điều tiên quyết này thì nếu có phải cắp sách sang học người Thái thì đó cũng là điều mà VFF cần phải làm.

Hàn Phi

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X