Signal Iduna Park ngày 16/5, Dortmund đả bại Schalke 4 bàn không gỡ trên sân nhà thiếu vắng khán giả, với hàng tá “luật lệ” giãn cách. Một tuần sau đó, sân Thiên Trường mở hội trong ngày bóng đá Việt Nam trở lại.
Từ những khán đài trống vắng
Tiên phong cầm cờ cho các giải đấu trên toàn châu Âu, Bundesliga đến nay đã tái khởi tranh được 2 tuần với sự chào đón “bất đắc dĩ” của rất nhiều khán giả từ khắp thế giới. Một người dân Đức trả lời phỏng vấn: “Tôi không nghĩ rằng mọi thứ an toàn đâu, nhưng dù sao thì bóng đá cũng phải trở lại thôi. Một cuối tuần có bóng đá vẫn tốt hơn là không có.”
Và đó là cách cuộc sống của nước Đức trở lại, với sự khởi đầu này.
Với sức chứa hơn 8 vạn khán giả, Signal Iduna Park tối ngày 16/5 lại hoàn toàn vắng lặng trong trận derby vùng Rhur nổi tiếng. Không có CĐV, lực lượng an ninh không phải vất vả ngăn chặn nguy cơ bạo động. Đó là khi bóng đá trước cách ly, còn bây giờ (và trong tương lai) việc hạn chế khán giả để đảm bảo không lây lan virus.
|
Dortmund và hình ảnh ăn mừng mùa giãn cách |
Trên sân, các cầu thủ 2 bên (thực ra là chỉ mình Dortmund) ghi bàn và không được ăn mừng bình thường, mà phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu. Băng ghế dự bị cũng được sắp xếp cách nhau ít nhất 1,5m. Thiếu vắng những tiếng hò reo dậy sóng trên các khán đài, sân cỏ chỉ còn những tiếng gọi của các cầu thủ và âm thanh trong những lần chạm bóng. Những ai theo dõi trên TV hoặc Internet chắc hẳn cũng cảm thấy buồn ngủ.
“Một trận đấu thật đặc biệt, và ý tôi không phải là kết quả. Không tiếng ồn, không lời cổ vũ, một bàn thắng được ghi và sau đó là… không có gì. Chúng tôi rất nhớ người hâm mộ” – HLV Lucien Favre của Dortmund chia sẻ sau màn huỷ diệt đối phương 4-0, với bầu không khí tẻ nhạt, ảm đạm như cái cách mà Erling Haaland trả lời phỏng vấn.
|
Còn đây là trên băng ghế dự bị |
Tại giải Bundesliga 2, tiền đạo Nazarov của Erzotirge Aue phải “xin phép” trước khi ôm chầm lấy người tài xế vừa cứu toàn đội thoát khỏi một vụ tai nạn.
“Tôi hy vọng LĐBĐ Đức sẽ bỏ qua điều này”. Ôm ấp bây giờ cũng phải “hợp pháp” để đảm bảo giãn cách xã hội.
Ngày 23/5 ở một quốc gia nhỏ bé cách xa Đức – bóng đá đã trở lại với đúng nghĩa của môn thể thao vua. Những mỹ từ “lịch sử”, “chưa từng có”, “tự hào” rồi “ngưỡng mộ” được sử dụng để mô tả trận đấu giữa Nam Định vs HAGL tại cúp Quốc gia. Ngày hôm đó, Thiên Trường phủ kín 2 khán đài A, B.
Tuy nhiên, cho dù báo chí khu vực hay quốc tế dùng lời so sánh thế nào chăng nữa, cũng không thể lấy bóng đá Việt Nam để làm “tấm gương” cho những giải đấu khác (hoặc ngược lại), từ quy định cách ly cho tới chất lượng chuyên môn, trình độ cầu thủ hay kể cả sự hấp dẫn. Có chăng, điều đáng tự hào chỉ là
Việt Nam chống Covid-19 quá tốt mà thôi! |
Khán giả phủ kín sân Thiên Trường |
Sự thay đổi của môn thể thao vua
Ngay sau vòng đấu “mở màn” của Bundesliga ngày trở lại, giới truyền thông Đức đã có thống kê đáng chú ý – số lượng những lần rê dắt và tắc bóng giảm đi đáng kể. Có hay không chuyện các cầu thủ “ngại” va chạm hơn để tránh lây lan virus?
Vì tại Việt Nam, những trận đấu vẫn diễn ra một cách “bình thường”. Đỗ Merlo vẫn lao vào hàng phòng ngự dày đặc của HAGL để tranh chấp trên không, các cầu thủ Nam Định vẫn thoải mái ôm ấp nhau ăn mừng bàn thắng – và các cameraman vẫn đam mê công việc tìm kiếm các nữ CĐV xinh đẹp giữa những khán đài đông đúc.
Lộ diện info của cô nàng xinh nhất sân Thiên Trường Bên lề trái bóng tròn trên SVĐ Thiên Trường 23/5 vừa qua, người hâm mộ cũng không khỏi bấn loạn với nữ CĐV xinh đẹp.
Nhưng như đã nói, không thể lấy một trận đấu tại quốc gia “chống Covid tốt” để làm tấm gương cho
“phần còn lại của thế giới” được.
|
Các cầu thủ tri ân khán giả tới sân |
Và để tổ chức thành công một trận đấu mà chúng ta có thể xem “yên ổn” trên truyền hình, BTC đã phải hoạt động cật lực từ vài ngày trước, thậm chí hàng tuần. Những cánh cổng của sân Thiên Trường đều được sắp xếp ít nhất 2 nhân viên an ninh và 1 nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ (thực chất là sinh viên Đại học điều dưỡng Nam Định được bổ sung). Tất cả đều phải trang bị khẩu trang đầy đủ.
Hội CĐV Nam Định phát chiếc khẩu trang màu vàng để phủ kín những khán đài, một hành động vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn là giữ an toàn. Những khán giả có nhiệt độ trên 37,3 độ C cũng sẽ không được phép vào sân.
Đó là một khối lượng công việc còn vất vả hơn cả những cầu thủ trên sân, nhưng điều đó là cần thiết. Bóng đá đã thay đổi, có thể là mãi mãi – hoặc ít nhất là tới khi vaccine chữa Covid-19 được sử dụng rộng rãi.
|
Bóng đá mùa cách ly sẽ có những thay đổi |
Hay như tại Hàn Quốc, CLB Seoul FC mới đây đã có ý tưởng sáng tạo bằng cách sử dụng những ma-nơ-canh để thay khán giả cổ vũ. Họ đã bị phạt nặng vì BTC cho rằng đó là những con "búp bê tình dục", nhưng có chăng đó chỉ là vi phạm về thẩm mỹ, chứ vô cùng an toàn (vì làm gì có CĐV). Càng ở những quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt, trang thiết bị hiện đại, công tác phòng chống cho những trận đấu càng phải nghiêm ngặt hơn.
Đó là cách mà bóng đá sẽ diễn ra trong thời gian tới, đằng sau những cánh cửa đóng kín, trong mùa dịch bệnh. Bởi nếu có sai lầm đáng tiếc nào xảy ra – từ bất cứ ai, đó sẽ là dấu chấm hết cho phần còn lại của mùa giải.
Trọng Hiếu