Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá miền Bắc: Chưa thấy bóng "đại gia"

Thứ Năm 05/10/2006 10:51(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

8 năm kể từ khi Thể Công giành chức vô địch quốc gia, bóng đá miền Bắc luôn chịu lép vế trước miền Trung và miền Nam. Hơn nữa, kể từ khi thử nghiệm giải Chuyên nghiệp, các đội bóng phía Bắc tiếp tục phong độ thiếu ổn định.

CLB Hòa Phát Hà Nội đoạt cúp Quốc gia 2006


Sau chiếc Cúp Quốc gia 2006 giành được từ tay GĐT.LA, Hoà Phát Hà Nội đã ngay lập tức thực hiện hàng loạt phi vụ thương thảo chuyển nhượng rầm rộ với mong muốn vươn mình đứng dậy trong mùa giải tới. Cú tăng tốc bất ngờ của đội bóng Thủ đô này rất đáng ghi nhận, nhưng chưa thể giúp "đoàn tàu" bóng đá phía Bắc theo kịp các đại diện phương Nam.

Sở dĩ nói chuyện đó là bởi tất cả các đội bóng phía Bắc hiện chưa có được cái nền đủ mạnh để tạo thế đứng vững chắc tại V-League khi mà cuộc đua tranh ngày càng quyết liệt. Ngay chính Hoà Phát Hà Nội cũng thế. Ở 2 mùa giải liên tiếp gần đây, đội bóng của bầu Tuấn luôn lâm vào cảnh thiếu trước, hụt sau về lực lượng. Dù quân số đăng ký trong danh sách thi đấu của Hòa Phát Hà Nội với BTC không hề

thiếu về số lượng, nhưng chất lượng lại là điều hoàn toàn khác. Không có nguồn cầu thủ tại chỗ đã đành, trong khả năng có thể của mình, họ lần lượt lấy về Quang Trường, Đức Lam, Tuấn Anh, Sỹ Vinh… từ Pjico SLNA và Mitsustar Haier Hải Phòng nhưng không ai trong số đó đủ sức trở thành trụ cột vì người thì đã qua thời đỉnh cao phong độ, người còn quá trẻ hoặc là mãi chỉ ở dạng tiềm năng. Để bù lại, Hòa Phát Hà Nội đành phải trông chờ vào ngoại binh. Tuy nhiên, V-League chỉ dành chỗ cho 3 cầu thủ ngoại ở mỗi trận đấu nên họ không thể làm tốt hơn dù Das Silva hay Willians có trong tay được đánh giá là “hàng hiệu”. Cái thiếu và khó cho đội đương kim Cúp Quốc gia là ở chỗ ấy nên cho dù đã và đang bỏ khá nhiều tiền vào thị trường chuyển nhượng cầu thủ nhưng Hoà Phát Hà Nội vẫn khó có thể hoàn toàn "lột xác". Dẫu sao, Hoà Phát Hà Nội đang có nguồn tài chính dồi dào để xây dựng đội bóng. Trong khi đó, đây lại là cái khó của các đội khác như Hà Nội ACB, Mikado Nam Định hay Halida Thanh Hóa, Mitsustar Haier Hải Phòng.

Cũng là một đội bóng doanh nghiệp nhưng cách tiêu tiền của Hà Nội ACB khác xa so với người láng giềng nên họ chỉ lấy được những ngoại binh cỡ Sama, Sesay, Mbabazi và để mất Sỹ Cường trong khi lực lượng cũng chẳng dồi dào gì. Mikado Nam Định và tân binh Halida Thanh Hoá thì lại có điểm chung là khá vững về nguồn cầu thủ nội mà đa phần đều còn trẻ nên kinh nghiệm, bản lĩnh trận mạc còn thiếu. Trường hợp của Mitsustar Haier Hải Phòng và một phần nào đó là Thể Công Viettel thì lại khác. Hai đội bóng hạng Nhất cùng đặt mục tiêu trở lại hạng Chuyên nghiệp trong mùa tới, nhưng vào thời điểm này, họ vẫn chưa có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt lực lượng. Hướng thì có nhưng nguồn cầu thủ lại quá hạn chế.

Như vậy, cho đến thời điểm này, vẫn chưa thấy bóng “đại gia” nào trong số Hoà Phát Hà Nội, Mikado Nam Định, Halida Thanh Hoá. M.H. Hải Phòng hay Thể Công Viettel thì lại càng không.

Theo Thể Thao Việt Nam

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X