Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá cũng cần có hiệp hội

Thứ Hai 22/10/2012 11:19(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Hiện tại, theo thống kê, cả nước có 953 hiệp hội. Bóng đá nổi tiếng và phát triển còn tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu liên kết khiến cho vô cùng khó khăn để đạt đến những giá trị bền vững, vậy mà vẫn chưa có một hiệp hội.

Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông Ngô Lê Bằng, TTK VFF, khi phát biểu với báo giới đều ủng hộ ý tưởng thành lập Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam. Vậy nhưng, có thể cả nhận rất rõ sự băn khoăn của 2 ông trong việc làm sao để cái Hiệp hội này ra đời, vừa hợp với định hướng, vừa phát huy hiệu quả.

Bản thân một bộ phận lớn cầu thủ hẳn cũng muốn ra đời một tổ chức để không chỉ giúp họ trong việc bảo vệ quyền lợi khi bất công, mà muốn Hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam thực sự là tổ chức để giúp giới cầu thủ đi dần vào quỹ đạo của nghề cầu thủ chuyên nghiệp.

Hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam sẽ là tổ chức để giúp cầu thủ đi dần vào quỹ đạo của nghề cầu thủ chuyên nghiệp
Hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam sẽ là tổ chức để giúp cầu thủ đi dần vào quỹ đạo của nghề cầu thủ chuyên nghiệp

Thực tế, chúng ta hay nghe cụm từ cầu thủ Việt Nam thiếu chuyên nghiệp. Ở đây có thể nói rõ là thiếu chuyên nghiệp trong sinh hoạt, trong nhận thức và cả hành động. Những phiền muộn mà một bộ phận lớn cầu thủ mang lại là thường xuyên. Nhức nhối nhất là việc phát triển tự phát của thị trường chuyển nhượng, đã đẩy cầu thủ vừa là tội đồ, vừa là nạn nhân, may nhờ rủi chịu.

Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh ra đời từ năm 1907. Chúng ta không thể sánh với họ, nhưng sau 12 năm phát triển bóng đá chuyên nghiệp phải trả nhiều giá đắt liên quan đến việc buông lỏng cầu thủ, việc ra đời Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp là phải tính đến một cách quyết liệt, trước khi đưa ra những hành động quyết liệt. Đấy là điều nên được những người có trách nhiệm lưu tâm, thay vì nhân danh FIFA, AFC đưa ra những “sáng kiến” đi ngược với thực tế.

Có một lực lượng khác trong bóng đá chuyên nghiệp cũng có nhu cầu phải tính tới thành lập Hiệp hội, đấy là giới cầm cân nảy mực. Trọng tài ta lâu nay không được xem trọng, luôn bị một bộ phận dư luận định kiến, bản thân các bộ phận tham gia bóng banh cũng luôn phản ứng vô lối với lực lượng trọng tài. Vậy nhưng, khi bị đối xử bất công, thậm chí tổn hại đến danh dự (thậm chí cả tính mạng), giới trọng tài không thể trông chờ sự bảo vệ từ Hội đồng TTQG trước đây cũng như ban Trọng tài hiện nay. Lý do, tiếng nói bảo vệ quân mình của những tổ chức này chưa đủ sức nặng với VFF, buộc VFF và ban Kỷ luật phải nhanh chóng bảo vệ quyền lợi cho trọng tài, thông qua những bản án kỷ luật nghiêm khắc. Thế nên chính giới trọng tài luôn kêu trời không thấu, mỗi khi cần bảo vệ quyền lợi và danh dự chính đáng.

VFF rất nhiều ban bệ, phòng chức năng, nhưng không phải tất cả đều phát huy hiệu quả như mong muốn. Có lẽ, những người làm bóng đá chân chính mong mỏi là khi VFF có sáng kiến nào đó, hoặc lập ra một đơn vị nào đó, phải thiết thực, đáp ứng được nguyện vọng chung.

Dĩ nhiên, căn cứ vào tiền lệ, nguyện vọng ra đời Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam (hoặc Hiệp hội trọng tài Việt Nam như mong mỏi của giới trọng tài) còn lâu mới được hiện thực hóa dù gần như FIFA hoặc AFC sẽ khuyến khích. Bởi, người ta còn mải lo những sáng kiến, ý tưởng cao siêu khác!

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X