Thứ Bảy, 28/12/2024Mới nhất
Zalo

Bạo lực bóng đá ở Indonesia: Câu chuyện chưa có hồi kết

Chủ Nhật 02/10/2022 10:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Sự kiện hơn 120 CĐV thiệt mạng sau một trận đấu bóng đá ở giải VĐQG Indonesia đang là một thông tin gây chấn động làng bóng đá thế giới. Đây chính là tấn bi kịch của một nền bóng đá vốn vẫn chứa đựng đầy rẫy bạo lực trong nhiều thập kỷ qua.

Bạo lực bóng đá ở Indonesia chưa có hồi kết

Có thể nói Indonesia không phải là nơi có nền bóng đá mạnh và phát triển. Song xét trên thang đo về tình yêu bóng đá và độ cuồng nhiệt của các CĐV thì người Indo có lẽ chẳng kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới. 

Đơn cử như trong một trận đấu bình thường tại giải VĐQG Indonesia, Liga 1 giữa Arema FC và Persebaya Surabaya diễn ra trên sân Kanjuruhan vào tối qua đã đón hơn 40.000 khán giả đến sân theo dõi trận đấu.

Bạo lực bóng đá ở Indonesia Câu chuyện chưa có hồi kết 1
Khung cảnh hỗn loạn sau trận đấu ở giải VĐQG Indonesia tối ngày 1/10/2022.

Với một lượng CĐV khổng lồ như vậy, trong khi công tác đảm bảo an ninh còn nhiều thiếu sót, bi kịch đã xảy đến với bóng đá Indonesia khi một lượng lớn CĐV chủ nhà với những cái đầu nóng đã tràn xuống sân sau trận thua của Arema, tạo nên một khung cảnh hỗn loạn chết chóc, với con số thương vong đã lên tới hàng trăm người.

Theo Indonesia Post dẫn thông tin từ Tổng Thanh tra Cảnh sát miền Đông Java, ông Nico Afinta cho biết đã có ít nhất 127 người thiệt mạng trong vụ bạo loạn diễn ra trên sân Kanjuruhan vào tối 1/10 (giờ Jakarta), bao gồm cả lực lượng cảnh sát lẫn người hâm mộ, trong đó 34 người được xác định đã tử vong ngay trên sân sau vụ giẫm đạp.

Con số tử vong lớn như vậy là vì đã có quá nhiều người chen chúc chạy ra khỏi sân ở cửa số 10 và 12 của sân vận động. Do lượng người lớn ở trong không gian hẹp cùng hơi cay từ cảnh sát dẫn đến việc thiếu oxy, hoảng loạn, từ đó giẫm đạp lên nhau dẫn đến sự việc đáng tiếc.

Vụ bạo loạn trên sân cỏ ở Indonesia thực sự đã làm rúng động giới mộ điệu túc cầu thế giới. Song tại đất nước Vạn đảo, những vụ việc như này không phải là hiếm gặp, bởi mỗi năm vẫn có những ca tử vong của các CĐV khi tới sân xem bóng đá. 

Bạo lực bóng đá ở Indonesia Câu chuyện chưa có hồi kết 2
Bạo lực bóng đá ở Indonesia đã tồn tại trong nhiều năm qua.

Một thống kê từ nhật báo Bưu điện Jakarta đã chỉ ra trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2018, bạo loạn trên sân cỏ đã cướp đi sinh mạng của 68 CĐV tại Indonesia. Trong đó, Persebaya - đội bóng có liên quan tới vụ bạo loạn vừa qua cũng chính là CLB đứng đầu danh sách thống kê về số trường hợp CĐV tử vong còn Arema xếp thứ 2 với 9 trường hợp.

Nguyên nhân của những vụ xô xát, xung đột được cho là chủ yếu đến từ những mâu thuẫn sắc tộc, vùng miền. Tại Indonesia, quốc gia vẫn được biết đến là đất nước vạn đảo (13.487 hòn đảo) với dân đứng thứ 4 thế giới chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ (ước tính hơn 279 triệu người vào năm 2022) thì sự cách biệt về văn hóa, tôn giáo giữa các địa phương vẫn luôn tồn tại. 

Ví dụ đơn giản là sự hận thù của các CĐV bóng đá tại Indonesia vẫn đang tồn tại giữa những người hâm mộ bóng đá ở Jakarta, được gọi là "Jak Mania" và những CĐV của CLB Persib Bandung ở tỉnh Tây Java, vẫn được gọi đến với cái tên "người Viking" hoặc "Bobotoh". Thống kê nhanh trong 7 năm qua, đã có 7 người thiệt mạng sau những cuộc đụng độ giữa CĐV hai bên.

Bạo lực bóng đá ở Indonesia Câu chuyện chưa có hồi kết 3
Những hành động mạnh tay của PSSI vẫn chưa mang tới hiệu quả kì vọng.

Để thiết lập lại kỉ cương, LĐBĐ Indonesia (PSSI) đã có nhiều biện pháp, bao gồm cả việc xử lý kỷ luật như cấm khán giả hay trừ điểm trực tiếp các CLB có CĐV vi phạm, nhằm làm giảm những vụ xô xát giữa các CĐV của các đội bóng Indonesia. Song nỗ lực đó vẫn chưa mang tới hiệu quả khi mà chủ nghĩa bạo lực, 'hooligan' trong bóng đá vẫn được cổ súy ở đây. 

Lộ lý do dẫn tới thương vong lớn trong vụ bạo loạn ở Indonesia Lộ lý do dẫn tới thương vong lớn trong vụ bạo loạn ở Indonesia 
Theo báo chí ở Indonesia, sự việc đáng tiếc khiến hơn 120 CĐV và cảnh sát thiệt mạng sau trận đấu giữa Arema FC và Persebaya Surabaya ở giải VĐQG nước này có phần nhiều từ phía lực lượng an ninh.

Thực tế thì những suy nghĩ bạo lực, nói chuyện với nhau bằng nắm đấm vẫn đang được CĐV Indonesia thể hiện rất rõ trên các băng rôn được các CĐV treo trên các khán đài, cũng như trong những lời nói, câu hát truyền tải các thông điệp bạo lực của họ. 

Theo tìm hiểu các CĐV Bobotoh hiện vẫn đang duy trì một bài hát với nội dung thù địch với Jak Mania, thậm chí khuyến khích cả việc sẵn sàng kết liễu đối thủ khi có cơ hội chạm mặt đối phương.

Chứng kiến sự hằn học và thù địch của nhiều CĐV Indonesia, chính cựu chủ tịch của PSSI là ông Edy Rahmadi đã phải thốt lên: "Nhiều CĐV Indonesia quá vô cảm, ít học và chưa trưởng thành".

Bao luc bong da o Indonesia
CĐV Indonesia có văn hóa ứng xử khá kém khi tới sân bóng.

Trong khoảng thời gian giữ chức chủ tịch của PSSI, ông Edy Rahmadi đã đối mặt với rất nhiều vụ bạo loạn trong các trận đấu bóng đá ở Indonesia. Báo chí nước này cũng thống kê là đã có tới 19 người đã thiệt mạng trong thời gian tại chức của ông Edy. 13 trong số đó đã chết ngay tại SVĐ. Và sau một vụ CĐV bị đánh thiệt mạng, vị này đã viết đơn từ chức chủ tịch PSSI.

Một yếu tố khác khiến các vụ bạo loạn ở Indonesia thường có những nạn nhân thiệt vọng là do công tác tổ chức, kiểm soát người tới sân còn lỏng lẻo. Rất nhiều CĐV vào sân theo dạng 'đi chui' không vé, qua đó khiến lượng khán giả trên sân thậm chí vượt xa so với số ghế ngồi được bố trí trên sân. Nếu không may bạn 'lạc' vào khu vực CĐV đối phương và bị phát hiện, thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Theo một quan chức của CLB Persib từng thừa nhận, việc có tới 5 vạn khán giả có mặt trên sân vận động Gelora Bandung có sức chứa chỉ 3,8 vạn chỗ ngồi của đội bóng này không phải điều hiếm gặp tại Liga 1. Và chính những sự yếu kém trong khâu quản lý và kiểm soát an ninh đã dẫn tới sự gia tăng nhiều vụ bạo lực trên các khán đài ở đảo quốc này.

Phía Indonesia nổ vang sau hai chiến thắng trước CuracaoPhía Indonesia nổ vang sau hai chiến thắng trước Curacao
Hai lần giành chiến thắng trước đội bóng từng vô địch King's Cup 2019, cả chủ tịch LĐBĐ Indonesia lẫn HLV trưởng Shin Tae Yong đều thể hiện sự tự tin khi nói về chiến dịch AFF Cup 2022. 
Gần 150 người chết trong cuộc bạo loạn ở giải VĐQG IndonesiaGần 150 người chết trong cuộc bạo loạn ở giải VĐQG Indonesia
Cuộc bạo loạn tại giải VĐQG Indonesia đã xảy ra vào tối 1/10 khiến gần 150 cổ động viên bỏ mạng, trong khi số người chết hiện chưa có dấu hiệu dừng lại.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X