Thứ Tư, 18/09/2024Mới nhất
Zalo

Thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ là gì? Ưu nhược điểm như thế nào

Thứ Năm 22/08/2024 11:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Cùng tìm hiểu thông tin xung quanh thể thức thi đấu Thụy Sĩ, ưu nhược điểm của hệ thống này cũng như cách tính điểm, phân hạng trong thể thức Thụy Sĩ.

Giới thiệu

Khái niệm cơ bản về thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ.

Thể thức thi đấu Thụy Sĩ là thể thức thi đấu không có đội bị loại với số vòng thi đấu ít hơn so với đấu vòng tròn. Trong đó, mỗi đội hay vận động viên tham dự sẽ không đấu với tất cả các đối thủ trong cùng bảng/nhánh đấu. Thay vào đó, các đội hay VĐV sẽ gặp nhau thông qua quy trình phân cặp được quy định dựa theo sắp xếp từ BTC.

Hệ thống Thụy Sĩ được sử dụng cho các giải đấu với quá nhiều người/đội tham gia để có thể thi đấu vòng tròn một lượt (các đội đều phải gặp nhau). Thể thức này cũng được áp dụng khi giải đấu không muốn loại bỏ bất kỳ đấu thủ nào trước khi kết thúc.

The thuc thi dau Thuy Si
Thể thức thi đấu Thụy Sĩ

Nguồn gốc và lịch sử của thể thức đấu Thụy Sĩ

Hệ thống này lần đầu tiên được sử dụng tại một giải đấu cờ vua ở Zürich vào năm 1895 bởi Julius Müller, do đó có tên là "thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ". Hiện thể thức này được sử dụng trong nhiều môn thể thao như cờ vua, cờ vây, cầu lông, bóng đá và một số môn thể thao điện tử.

So sánh với các thể thức thi đấu khác

Với thể thức đấu vòng tròn, các đội/VĐV tham gia thi đấu sẽ phải chạm trán lần lượt các đối thủ trong bảng, hoặc trong giải đấu. Với thể thức này, giải đấu sẽ kéo dài, thậm chí tính bằng năm (như phần lớn giải VĐQG hiện tại). Thể thức đấu Thụy Sĩ có thể rút ngắn số ngày thi đấu, số trận đấu và đặc biệt phù hợp với những bộ môn đối kháng cá nhân với số VĐV lớn như cờ vua.

Thể thức đấu loại trực tiếp có thể nhanh chóng loại bớt số đội khỏi giải. Nhưng đội/VĐV giỏi nhất có thể không nhất thiết phải bung hết sức để thắng, vì đối thủ giỏi có thể thể hiện kém trong một trận đấu hoặc loại bỏ và kiệt sức nếu gặp nhau ở vòng đầu.

Thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ là gì Ưu nhược điểm như thế nào 1
Cờ vua là môn áp dụng thể thức thi đấu Thụy Sĩ đầu tiên

Không giống như thể thức vòng bảng hoặc các hệ thống khác, trong đó tất cả các cặp đấu được xác định từ đầu cuộc thi, trong thể thức Thụy Sĩ, việc ghép cặp cho mỗi vòng được thực hiện sau khi vòng trước kết thúc và phụ thuộc vào kết quả của từng vòng.

Hệ thống của Thụy Sĩ tối ưu quá trình tìm ra đội/VĐV chiến thắng một cách thuyết phục nhất, với số lượng lớn đối thủ và số vòng thi đấu tương đối nhỏ, đồng thời tránh việc một đấu thủ bị loại chỉ vì một kết quả kém.

Quy tắc chung của thể thức Thuỵ Sĩ

Quy trình phân cặp 

Các đội/VĐV tham gia giải đấu sẽ được phân hạng dựa trên thành tích trong quá khứ (gần giống phân hạt giống). Trong vòng đầu tiên, các đội/VĐV được ghép đôi ngẫu nhiên hoặc theo một số mẫu được thiết kế phù hợp với môn thể thao nhất định. Nếu muốn những đội/VĐV có thứ hạng cao nhất gặp nhau ở các vòng cuối cùng, các đội/VĐV đó sẽ phải nằm ở các bảng khác nhau.

Ở các vòng tiếp theo, các thí sinh được sắp xếp theo điểm tích lũy từ vòng trước và sẽ gặp các đối thủ có số điểm bằng hoặc tương tự tính đến thời điểm đó. Các quy tắc ghép đôi phải đảm bảo các yêu cầu nhất định để tránh việc một cặp đấu diễn ra hai lần và tránh mang lại lợi thế do tình cờ.

Thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ là gì Ưu nhược điểm như thế nào 2
Phân cặp đấu theo thể thức Thụy Sĩ

Cách tính điểm và bảng xếp hạng

Giải đấu có số vòng đấu cố định. Sau vòng cuối cùng, các đấu thủ được xếp hạng theo số điểm trong giải đấu. Nếu có hai đấu thủ bằng điểm, chỉ số tie-break sẽ được áp dụng.

Mỗi trận thắng sẽ được tính 1 điểm, hòa 0,5 điểm còn thua 0 điểm. Ngoài ra, ở môn đấu cá nhân (cờ vua), nếu một VĐV không thể bắt cặp được với ai, VĐV đó sẽ được một điểm “tạm biệt” (trị giá 1 điểm).

Trong trường hợp có từ hai đội bằng điểm trở lên, sẽ tiến hành phân hạng giữa các đội đó, tương tự hình thức xét chỉ số phụ bằng hiệu số đối đầu. Ví dụ, A, B và C cùng có 50 điểm. Trong đó, A thắng cả B và C thì A sẽ có 2 điểm (chỉ số phụ). Tương tự trường hợp của hai đội còn lại để tính phân hạng giữa các đội trên.

Ưu điểm và Nhược điểm

Ưu điểm

So với một giải đấu loại trực tiếp, hệ thống Thụy Sĩ có ưu điểm là không loại bất kỳ ai, đồng thời một đấu thủ có thể lọt tới vòng cuối cùng, bất kể kết quả vòng trước. Ngoại lệ duy nhất là khi số người/đội tham gia là số lẻ, như vậy sẽ có một VĐV/đội không có đối thủ bắt cặp. Trong trường hợp này, đấu thủ trên được cộng 1 điểm (điểm tạm biệt), tiếp tục thi đấu ở vòng sau và buộc phải bắt cặp với một đối thủ nhất định.

Thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ là gì Ưu nhược điểm như thế nào 3
Thể thức Thụy Sĩ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều điểm yếu cần điều chỉnh

So với hình thức loại trực tiếp, đấu thủ giành hạng cao nhất được ghi nhận là có sức mạnh tuyệt đối. Bởi lẽ ở các vòng, đội/VĐV vô địch đều phải đối đầu những đối thủ ở trình độ tương đương. Ngoài ra, các đội bị đánh giá thấp vẫn có thể tiến sâu mà không bị loại sớm.

Ngoài ra, với trường hợp của cúp châu Âu từ mùa 2024/2025, số trận đấu của từng đội sẽ tăng thêm tối thiểu 4 trận mỗi đội, từ đó kéo theo các lợi ích về kinh tế khác.

Tóm lại, ưu điểm của thể thức này là: những trận đấu có chất lượng tương đương, không đấu thủ nào bị loại sớm, phù hợp với giải đấu với nhiều VĐV/đội tham gia nhưng trong thời gian ngắn. Tạo điều kiện cho các đấu thủ với trình độ thấp tiến xa. 

Nhược điểm

Mặc dù được tối ưu hóa để thực hiện trong thời gian ngắn, thể thức Thụy Sĩ lại tốn thời gian phân cặp. Nếu so với thể thức loại trực tiếp, phân cặp đấu vòng sau có thể được xác định ngay sau trận đấu ở vòng trước thì thể thức đấu Thụy Sĩ mất thời gian để tính toán hệ số phân cặp các đội.

Ứng dụng của thể thức Thuỵ Sĩ

Các môn thể thao phổ biến sử dụng thể thức Thuỵ Sĩ có thể kể đến Cờ vua, cầu lông, thể thao điện tử và cả bóng đá. Trong đó, vòng bảng các cúp châu Âu từ mùa giải 2024/2025 cũng áp dụng thể thức này.

Cờ vua

Trong cờ vua, mỗi người chơi được ghép đôi với một người chơi khác có điểm thành tích tương đương. Ở vòng đầu tiên, các cặp đấu được phân định theo xếp hạng từ các cơ quan quản lý (địa phương, quốc gia hoặc liên đoàn cờ vua thế giới FIDE). Nếu không có hoặc có ít kỳ thủ có xếp hạng cờ vua chính thức, các kỳ thủ sẽ được ghép đôi ngẫu nhiên. 

Một trận thắng được 1 điểm, hòa nửa điểm và thua 0 điểm. Ở vòng sau đó, những kỳ thủ thắng, thua, hòa ở vòng trước sẽ gặp nhau. Từ vòng sau đó (thường 1 giải có 3-9 vòng), các VĐV sẽ chạm trán đối thủ với số điểm giống hay tương đương và một cặp đấu sẽ không được lặp lại hai lần.

Thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ là gì Ưu nhược điểm như thế nào 4
Cờ vua là một trong những môn áp dụng thể thức Thụy Sĩ phổ biến nhất

Ngoài ra, mỗi kỳ thủ sẽ chơi số ván dùng quân trắng và đen bằng nhau. Thông thường sẽ xếp xen kẽ trắng đen ở các ván, một màu không lặp lại ba ván liên tiếp. Sau khi tính điểm, những đấu thủ với số điểm cùng nhau sẽ được xếp chung vào một bảng, khi phân cặp, các kỳ thủ ở nửa trên sẽ đối đầu với kỳ thủ ở nửa dưới (ví dụ: 1-8, 2-7…)

Cầu lông

Các giải đấu cầu lông dành cho học sinh dựa vào hệ thống bậc thang của thể thức Thụy Sĩ để đảm bảo người chơi có được nhiều trận đấu nhất có thể trong suốt giải. Trước đó, người chơi có thể đăng ký vào ba hoặc bốn hạng mục, tùy thuộc vào trình độ, đó là cấp quốc gia, cấp khu vực và chơi giải trí. 

Các tay vợt từ những đơn vị khác nhau được ghép đôi để tạo thành nội dung đôi và đôi nam nữ. Vị trí xuất phát ở mỗi bậc thang (đơn, đôi và đôi nam nữ) là ngẫu nhiên. Không giống như các trận đấu chính thức, các trận cầu lông ở thể thức Thụy Sĩ có thể có kết quả hòa nhằm tối đa hóa số trận đấu.

Bóng đá

Từ mùa giải 2024/2025, vòng bảng của các giải cúp châu Âu sẽ được thi đấu theo thể thức Thụy Sĩ. Sẽ không có 32 đội chia làm 8 bảng, mà chỉ có 36 đội tham gia vào một bảng đấu duy nhất (league phase).

Thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ là gì Ưu nhược điểm như thế nào 5
UEFA Champions League từ mùa 2024/2025 cũng sẽ áp dụng thể thức Thụy Sĩ ở vòng bảng

Mỗi đội sẽ đá 8 trận (4 sân nhà, 4 sân khách), lịch thi đấu được phân loại dựa theo nhóm hạt giống của từng đội. Sau 10 lượt đấu này, 8 đội đứng đầu sẽ giành vé trực tiếp vào vòng sau. 16 đội tiếp theo đấu play-off để giành 8 vé vớt vào vòng 16 đội.

Video: Hệ Thụy Sĩ – thể thức thi đấu mới của Champions LeagueVideo: Hệ Thụy Sĩ – thể thức thi đấu mới của Champions League
Bắt đầu từ mùa giải 2024-25, UEFA sẽ ký bản hợp đồng truyền hình mới với những thoả thuận thương mại béo bở kéo theo. Điều đó dẫn đến có sự thay đổi lớn về Champions League với việc tăng số đội tham dự từ 32 lên thành 36 và áp dụng thể thức thi đấu mới mang tên Hệ Thụy Sĩ. Vậy thể thức này được vận hành như thế nào, Champions League sẽ thay đổi ra sao, vì sao lại có sự thay đổi này? Cùng Bongda24h.vn tìm hiểu qua video sau đây nhé!

Thể thao điện tử

Năm 2023, vòng 2 giải chung kết thế giới bộ môn Liên minh huyền thoại đã được áp dụng thể thức đấu Thụy Sĩ để tìm ra đội vào vòng knock-out. Trong 16 đội tham dự có 14 đội chọn sẵn, 2 đội lấy vé từ vòng khởi động là GAM Esports (Seed 1 Việt Nam) và Team BDS (seed 4 Châu Âu). Chỉ có 8 đội được đi tiếp, dựa trên kết quả thi đấu, tỷ lệ chọi 1:1.

Thể thức thi đấu Thuỵ Sĩ là gì Ưu nhược điểm như thế nào 6
Vòng 2 CKTG LMHT 2023 áp dụng thể thức Thụy Sĩ

Như vậy, sẽ có 5 vòng thi đấu với vòng đầu là bốc thăm. Từ vòng 2-5, các đội sẽ bắt cặp thi đấu dựa theo kết quả, trong đó đội có cùng tỷ số được đấu với nhau. Ở các cặp đấu, đội nào giành được 3 ván thắng trước sẽ được thăng hạng.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X