Liên đoàn bóng đá Tây Á là gì?
Liên đoàn bóng đá Tây Á, tên tiếng Anh West Asian Football Federation (viết tắt WAFF) là tổ chức quản lý bóng đá ở khu vực Tây Á. Đây là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).
WAFF đồng thời điều hành các giải đấu cấp khu vực ở cấp đội tuyển quốc gia tại khu vực Tây Á. Đồng thời, WAFF nắm quyền kiểm soát tiền thưởng, các quy định và quyền phát sóng các giải đấu nêu trên.
Logo của LĐBĐ Tây Á WAFF |
Lịch sử hình thành Liên đoàn bóng đá Tây Á
WAFF được thành lập vào ngày 15/5/2001 với các thành viên sáng lập gồm có: Iran, Iraq, Jordan, Lebanon, Palestine và Syria. Tới năm 2009, thêm ba quốc gia khác gia nhập liên đoàn là: Qatar, UAE và Yemen.
Bốn quốc gia khác của khu vực Tây Á gồm: Bahrain, Kuwait, Oman và Saudi Arabia đã tham gia vào năm 2010. Sau đó, LĐBĐ Iran rời WAFF vào ngày 10/6/2014 và gia nhập Liên đoàn bóng đá Trung Á.
Hiện trụ sở chính của WAFF được đặt tại thủ đô Amman của Jordan.
Liên đoàn bóng đá Tây Á gồm những nước nào
Tính đến thời điểm hiện tại, WAFF có 12 liên đoàn thành viên. Các quốc gia trực thuộc WAFF gồm có: Iraq, Jordan, Lebanon, Palestine, Syria, Qatar, UAE, Yemen, Bahrain, Kuwait, Oman và Saudi Arabia.
ĐT Qatar, chủ nhà World Cup 2022 là thành viên của WAFF |
Iran mặc dù là một trong số những thành viên sáng lập WAFF nhưng đã rời Liên đoàn này vào năm 2014. Hiện Iran trực thuộc Liên đoàn bóng đá Trung Á.
Liên đoàn bóng đá Tây Á tổ chức những giải nào
Cấp độ ĐTQG
- Giải vô địch các quốc gia Tây Á: được thành lập năm 2000 - trước cả khi LĐBĐ Tây Á được khai sinh. Đây là giải đấu được tổ chức theo chu kỳ bốn năm một lần, đội nắm giữ nhiều chức vô địch nhất là Iran với 4 lần lên ngôi.
- Giải vô địch U23 Tây Á: giải đấu được khai sinh năm 2015. Tới nay, đã có bốn lần giải đấu được diễn ra với đội đương kim vô địch là U23 Iraq.
Iran từng giành nhiều chức vô địch các giải do WAFF tổ chức |
- U18 và U16 Tây Á: hai hệ thống giải trẻ do WAFF tổ chức. U18 Tây Á mới có hai lần diễn ra trong khi U16 Tây Á đã chứng kiến chín lần tổ chức. Đáng nói, một số đội bóng như Nhật Bản, Ấn Độ cũng được mời tham gia U16 Tây Á.
- Vô địch futsal Tây Á: diễn ra lần đầu năm 2007 và được tổ chức không theo quy luật. Hiện mới chỉ có bốn lần giải đấu được tổ chức và Kuwait là đương kim vô địch.
- Giải vô địch bóng đá bãi biển Tây Á: ra đời năm 2013 nhưng phải tới năm 2022 mới diễn ra giải đấu thứ hai. Iran và UAE là hai đội giành chức vô địch sân chơi này.
Ở nội dung của nữ, WAFF tổ chức các giải: vô địch nữ Tây Á, vô địch U14, U15, U18 Tây Á và vô địch futsal nữ Tây Á.
Cấp độ CLB
Khác với nhiều liên đoàn khu vực khác, WAFF tổ chức một giải đấu cấp khu vực cho các đội nữ. Giải đấu mang tên vô địch các CLB nữ Tây Á, diễn ra lần đầu vào năm 2019 và theo chu kỳ ba năm/lần.