Vực thẳm về kinh tế và thể thao giữa hai ông lớn trong làng bóng đá Tây Ban Nha - Real Madrid và FC Barcelona – và các CLB ngày càng tăng nhưng khoảng cách giữa hai nhóm giàu-nghèo này lại giảm đi.
Liga mùa này kết thúc và đội đầu bảng Madrid dẫn Valencia, đứng thứ 3, với cách biệt 39 điểm, trong khi khoảng cách giữa Valencia và đội đứng phải xuống hạng Villarreal (thứ 18) là 20 điểm. Tổng số bàn thắng của cả hai đội đứng thứ ba và thứ tư (Valencia 59 và Malaga 54) cũng chưa bằng số bàn thắng riêng biệt của Barcelona (114) và còn 8 bàn nữa mới bằng nhà vô địch áo trắng.
Ba năm liên tục Valencia có mặt ở Champions dù họ luôn phải bán đi những cầu thủ hay nhất của mình để trang trải nợ nần. Trong giữa cuộc khủng hoảng, Malaga được ông vua dầu lửa Al Thani tung ra 60 triệu ở mùa bóng trước để mua sắm và nâng ngân sách lên ba lần chỉ trong hai năm, từ 30 triệu euro lên 100 triệu. Kết quả là Malaga về thứ tư tại Liga và lọt vào tốp dự đấu trường danh giá nhất châu Âu.
Ba năm liên tục Valencia có mặt ở Champions League
Levante, thứ 6 trên bảng xếp hạng, đến với thành tích bằng con đường ngược lại. Trong ba năm họ chỉ chi 150.000 euro để mua sắm cầu thủ. Với một đội hình già cỗi và những nguyên tắc vững chắc, họ đã chiến đấu ngang ngửa với Atletico Madrid và Malaga, có ngân sách cao gấp 5 lần. Osasuna cũng có một chính sách thắt lương buộc bụng tương tự như Levante và họ cũng đứng ở ngưỡng của của Europa League.
Mặc dù có món nợ 155 triệu euro đối với Bộ Ngân khố, Atletico đã vô địch Europa League và chạm cửa Champions nhờ đem Diego Pablo Simeone về để ngồi trên băng ghế chỉ đạo. Việc bỏ 40 triệu euro để mua Falcao mang tính quyết định.
Messi, với 50 bàn thắng, đã ghi hơn số bàn thắng của 13 đội bóng, thí dụ hơn Atheletic Bilbao một bàn. Cristiano hơn 8 bàn. Villa bị chấn thương và không một cầu thủ Tây Ban Nha nào nằm trong số 5 chân sút hàng đầu tại Liga. Ở vị trí thứ 6 có Llorente và Soldado, với 17 bàn, tiếp theo là Ruben Castro, với 16 bàn. Hai ngôi sao của Liga không chỉ có thuốc nổ mà còn đi tất lụa, khi La Pulga có 16 đường chuyền thành bàn, bằng Oezil, còn CR7 là 11, Di Maria 14 và Navas 12.
Messi và Cristiano cũng chia nhau bục chiến thắng. Sát thủ người Bồ Đào Nha dẫn đầu danh sách sút nhiều nhất, tiếp theo là tiền đạo người Argentina và Falcao. Ngược lại, Messi là người lừa bóng nhiều nhất, trước Jefferson Montero, Cristiano và Isco. Điều dễ nhìn thấy là danh sách các cầu thủ kiến tạo gồm Xabi, Alonso, Alves và Bruno. Tiền vệ của Villarreal (Bruno) còn là người cướp lại được bóng nhiều nhất, hơn cả Sergio Ramos.
Đội bóng bị ghi bàn nhiều nhất, Rayo Vallecano, với 73 lần để thủng lưới, đã được trụ hạng nhờ vào bàn thắng ở phút cuối cùng của Tamudo và đã được tưởng thưởng nhờ mạo hiểm tấn công. Ở chiều ngược lại, nhờ giữ bóng tốt, cả mùa bóng Barca chỉ bị thủng lưới có 29 lần.
Đội bóng của Pep Guardiola cũng là đội mắc ít lỗi nhất, trung bình chỉ là 10,13 một trận đấu, tiếp theo là Malaga. Nhưng họ cũng là hai đội bóng bị các đội khác phạm lỗi nhiều nhất. Mặt khác, Atletico là đội phạm lỗi nhiều nhất, 17,4 lỗi trung bình một trận, tiếp theo là Mallorca và Zaragoza.
(Theo Thể Thao Văn Hoá)