Thứ Năm, 14/11/2024Mới nhất
Zalo

Thế giới đã... biến dạng

Thứ Hai 06/07/2009 09:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Bóng đá châu Âu đang “đi buôn” theo kiểu “con đường tơ lụa” xưa kia, hay còn gọi là “phong cách Real Madrid”: muốn mua cầu thủ nào, hãy cân anh ta lên và tôi trả bằng vàng…

Bản hợp đồng chuyển nhượng đầu tiên được ghi nhận với chi phí 4 con số là tiền đạo Alf Common (từ Sunderland đến Middlesbrough) năm 1905 với giá 1.000 bảng Anh (tương đương một… máy chiếu phim). Một hợp đồng chuyển nhượng có sức công phá mạnh mẽ không chỉ mang giá trị lớn, mà còn là một thương vụ có tầm ảnh hưởng đến cả thế giới. Thời gian đã khẳng định, tiền vẫn chỉ là… vô nghĩa, và những kỷ lục vẫn có thể bị phá bất cứ lúc nào.

Denilson đến Betis (1998) với giá 23 triệu bảng, số tiền đủ để mua một chiếc Boeing hiện đại nhất lúc đó. Kết cục là 2 năm sau Betis xuống hạng, còn Denilson đến Bordeaux bằng bản hợp đồng miễn phí và bị chọc ghẹo với tuyên bố khi đặt chân đến Betis: “Tôi mặc áo số 20 bởi tôi hay gấp đôi số 10 đích thực!”.

Sau Denilson, đã có 17 kỷ lục được dỡ bỏ, và không phải ai cũng xứng đáng là “kỷ lục gia” như Mendieta, Veron, Crespo… Thậm chí, nó còn mang lại những điều tiếng. Khi Milan mua Lentini từ Torino (13 triệu bảng), tờ báo hàng ngày uy tín nhất của Vatican đã chỉ trích họ dữ dội với dòng tít: “Tội phạm lao động!”. Hay chuyện CĐV Fiorentina làm loạn khiến 50 người bị thương sau khi CLB tuyên bố bán Baggio cho Juve (1990).


Ở thời kỳ mà những cầu thủ là tỷ phú, người ta khó có thể tìm thấy sự trung thành, hay cái được gọi nôm na là tình yêu. Kaka, C.Ronaldo, Figo… tất cả đều phản bội lại tình yêu mà chính họ từng ca ngợi để đi tìm vận hội mới, dĩ nhiên với thu nhập tốt hơn nhiều. Nhưng chỉ có điều chẳng ai dám mạnh dạn, thẳng thắn, “độc nhất vô nhị” như Tommy Lawton: rời Everton, Chelsea vì muốn… thoát khỏi vợ, và công khai yêu cầu một mức lương cao, hay cách Pele nhận lời đá bóng trở lại Cosmos sau trận đấu từ giã sự nghiệp và khi được CLB Mỹ đề nghị mức lương 3 triệu bảng/năm.

Những bản hợp đồng đáng lẽ chẳng đáng chú ý nhưng bỗng chốc trở thành những cột mốc đáng nhớ có thể kể đến “luật Bosman” năm 1990. Nhưng từ năm 1960 đã có một người “tạo” ra luật như Bosman, đó là Goerge Eastham khi chống lại Newcastle do cản trở ông đến Arsenal, và luật cầu thủ có thể ra đi nếu đã đáp ứng đủ các điều khoản hợp đồng ra đời. Hay chuyện Gordon McQueen đến M.U (từ Leeds, 1978) chỉ vì Leeds không giữ lời hứa, đẩy bạn thân ông là tiền vệ Joe Jordan sang M.U.

Hiện tại, Real đang khuấy đảo thị trường với những cựu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu và thế giới. Nhưng cách đây 27 năm, Charlton từng làm như Real bây giờ. Họ đã mua Allan Simonsen với giá 300.000 bảng, trả lương 82.000 bảng/năm, rồi Charlton trốn thuế, vay ngân hàng và 1 năm sau (1983) họ phá sản. Những rắc rối chuyển nhượng nảy sinh cùng với thời gian. Nó tạo ra những “bóng ma” như vụ Mascherano-Tevez đến West Ham kéo dài suốt 2 năm, hay vụ đại diện Pokrovac của Kranjcar bị bắn chết sau khi đưa cầu thủ này từ D.Zagreb đến Hajduk. Và những Judas cũng xuất hiện bắt đầu từ Mo Johnston (từ Celtic đến Nantes và về Rangers năm 1989), Sol Campbell, người phải bỏ 100.000 bảng để thuê vệ sĩ khi chuyển từ Tottenham đến Arsenal, sau khi có người đăng số điện thoại, địa chỉ của anh lên mạng. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là “Judas Figo”.

Khi đó, sự lặng lẽ của Di Stefano, R.Race, Cole, hay 1.000 bảng của Alf Common… có ý nghĩa hơn nhiều những kỷ lục. Và C.Ronaldo, Kaka… cũng chẳng khiến thế giới thay đổi hơn được nữa!

(Theo báo Bóng Đá)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X