Thứ Hai, 18/11/2024Mới nhất
Zalo

Real, Barca mua sao trẻ: Sáng hiện tại, mờ tương lai

Thứ Bảy 21/02/2015 13:45(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Martin Odegaard và Alen Halilovic là những ngôi sao mai triển vọng nhất châu Âu, và việc sở hữu họ chỉ mang lại cái lợi to lớn cho Real Madrid và Barcelona. Nhưng không vì thế mà người hâm mộ hai gã khồng lồ của bóng đá TBN này quá vui mừng. Họ biết rằng, Odegaard lẫn Halilovic chỉ là công cụ kích hoạt một mặt trận “Siêu kinh điển”, cũng như mối de dọa với hai lò đào tạo La Masia và Real Castilla.

Thêm một “Siêu kinh điển”

Cách đây gần 1 năm, Barcelona đã chính thức chiêu mộ được Alen Halilovic, cầu thủ được mệnh danh là “Messi của Croatia”. Sở hữu kỹ thuật và phong cách thi đấu giống với Lionel Messi, đội bóng chủ sân Nou Camp hy vọng cầu thủ này sẽ trở thành trụ cột của đội bóng trong tương lai.

Ngay sau khi đến TBN, tài năng trẻ 18 tuổi đã ngay lập tức được góp mặt trong đội hình của Barca B và với màn trình diễn ấn tượng Halilovic đã vinh dự được có mặt trong đội hình chính của Barca (Halilovic đã có trận đấu đầu tiên trong đội hình chính của Barca trong trận lượt về giữa Barca với Elche tại vòng 1/8 cúp nhà Vua TBN).

Real, Barca mua sao tre Sang hien tai, mo tuong lai hinh anh
Hai tài năng trẻ sáng giá nhất châu Âu cập bến Real và Barca: Một màn "Siêu kinh điển" mới giữa những gã khổng lồ của bóng đá TBN

Không chịu thua kém đối thủ, Real Madrid mới đây đã làm loạn thị trường chuyển nhượng khi chi 3 triệu euro để sở hữu “thần đồng bóng đá Na Uy” Martin Odegaard.  Mức lương không tưởng cho một cầu thủ trẻ (80.000 bảng/tuần) mặc định Odegaard nằm trong diện "chăm sóc đặc biệt" với hy vọng anh sẽ trở thành trụ cột của Real trong tương lai. Với việc chỉ bước sang tuổi 16, Odegaard sẽ chơi ở Castilla (đội bóng trẻ của Real) trước khi được đôn lên đội một.

Thú vị ở chỗ, thời điểm hai CLB sở hữu những “viên ngọc thô” triển vọng này rất sát nhau. Thậm chí, họ còn từng kèn cựa nhau để giành lấy chữ kí của Odegaard và Halilovic. Chưa vội kết luận mục đích của Real và Barca thuộc về chuyên môn, mà chúng ta có thể thấy họ còn muốn ra oai với đối phương, kích nổ một trận “Siêu kinh điển” khác như Lionel Messi - Cristiano Ronaldo ngày xưa hay Neymar - Gareth Bale hiện tại vậy.

Mua sao trẻ: Bước lùi của La Masia và Castilla

Barcelona luôn tự hào với La Masia khi tần suất các cầu thủ trẻ được ra mắt đội 1 tương đối cao, và lò đào tạo này luôn được mặc định là số 1 châu Âu. Tuy nhiên, ở đây có sự khác biệt lớn giữa “cho ra mắt” và “sử dụng”.

Có một thực tế, lứa siêu sao sinh năm 1987 như Lionel Messi, Gerard Pique, Cesc Fabregas là những sản phẩm chất lượng cao cuối cùng mà La Masia đào tạo được (chất lượng cao ở đây mang nghĩa có thể chơi cho Barca hoặc một đại gia châu Âu).

Thời gian sau, lần lượt những Bojan Krkic, Giovani Dos Santos rồi Isaac Cuenca, Christian Tello ra mắt bóng đá đỉnh cao nhưng họ, vì nhiều lí do đã không thể tỏa sáng như kì vọng. Còn Barca thì mải mê với xu thế “chay đua vũ trang” của bóng đá châu Âu.

Hồi đầu mùa giải, sân Nou Camp chứng kiến cuộc tháo chạy của hàng loạt tài năng trưởng thành từ La Masia. Bojan Krkic là cái tên đầu tiên phải rời Nou Camp để đến với Stoke City. Tiếp đó, Isaac Cuenca gia nhập Deportivo dưới dạng chuyển nhượng tự do và Jonathan dos Santos chuyển sang Villarreal với mức giá rẻ mạt. Tello đến Porto với bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 2 năm. Đình đám nhất là thương vụ Cesc Fabregas gật đầu chuyển tới chơi cho Chelsea.

Cộng với việc Carles Puyol giải nghệ, Victor Valdes dứt áo ra đi, một khoảng trống mênh mông về nỗi nhớ thời hoàng kim La Masia cách đây 4,5 năm tràn ngập ở Barca.  Với Real, vấn đề đào tạo trẻ còn nhức nhối hơn trong hơn một thập kỉ trở lại đây. Những “mầm non” trưởng thành từ Real Castilla thường chỉ ra sân trong những trận đấu vô thưởng vô phạt, hoặc khi kết quả đã an bài. Trớ trêu thay, họ - ngậm ngùi rời khỏi Real nhưng đều ít nhiều giành được những vinh quang.

Như vậy, Real và Barcelona đều thụt lùi dần trong công tác đào tạo lúa non. Và cách để họ lấp đầy khoảng trống này không gì khác ngoài việc tận dụng uy danh lẫy lừng của mình và “gặt” tài năng trẻ từ các lò đào tạo trên thế giới ở độ tuổi hoàn thiện.

Bằng chứng: Bạn có nhớ Adama, Gumbau, Munir El Haddadi, Sandro Ramirez – bốn sản phẩm mới nhất do La Masia đào tạo vừa mới ra mắt ở mùa giải năm nay không? Cái cách họ ra mắt có đình đám bằng sự kiện “Messi Hàn Quốc” Lee Seung Woo và “Messi của Croatia” Alen Halilovic ra mắt ở Barcelona không? Liệu có cầu thủ trẻ nào ở La Masia và Real Castilla nhận được mức lương 80 nghìn bảng/tuần như Martin Odegaard – nếu anh ta không đến Real vì họ đang khan hiếm tài năng?

Mua Alen Halihovic hay Martin Odegaard sẽ là quyết định sáng suốt cho tương lai của hai CLB, cả về chuyên môn lẫn thương mại. Nhưng đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh Real và Barca nhìn thẳng vào hiện tại, một hiện tại mờ mịt của những lò đào tạo trứ danh.

Theo Khám Phá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.

Video

Xem thêm
top-arrow
X