Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Góc nhìn về Martino: "Quýt làm Cam chịu"

Thứ Hai 14/04/2014 17:19(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trong những ngày qua, sau hai thất bại liên tiếp của Barca mới đây khiến đội bóng này bị loại khỏi cuộc chơi tại Champions League và hầu như đánh mất ngôi vương tại La Liga, HLV Gerardo Martino bị nằm trong mắt bão chỉ trích.

Hàng loạt câu hỏi được đưa ra: Tata Martino sẽ phải ra đi ? Có phải ông là thủ phạm duy nhất của sự sụp đổ? Trách nhiệm của chiến lược gia người Argentina đến đâu trong những thất bại hiện nay? Thậm chí không ít các lãnh đạo của các các tờ báo cule như Sport và Mundo Deportivo còn thẳng thừng đòi Martino ra đi khi mùa bóng năm nay kết thúc.

Martino phải gánh một phần trách nhiệm. Rõ ràng là thế. Khi một đội bóng chơi kém, người đầu tiên bị “đánh” bao giờ cũng là HLV. Bất cứ một nhà cầm quân nào cũng hiểu điều đó. Và Martino thực sự có lỗi khi không những không bổ sung được gì mới mẻ cho lối chơi tiqui-taca truyền thống được đẩy lên đến mức kỳ diệu ở thời kỳ của Pep Guardiola mà còn làm mai một đi một số yếu tố quyết định của phong cách đó như sự quyết liệt trên sân cỏ, tốc độ cao trong suốt 90 phút và sự biến ảo khôn lường.

HLV Martino tỏ ra không hài lòng về trận hòa này
 

Nhưng đổ toàn bộ trách nhiệm lên đầu lên HLV, nhất là trong bối cảnh của một CLB như Barca ở mùa bóng này, lại là một câu chuyện khác, vì “xét một cách toàn diện” theo cách nói của một diễn viên điện ảnh quá cố của Việt Nam Văn Hiệp, thì lỗi lầm đâu chỉ thuộc về Martino.

Thứ nhất, bởi vì chiến lược gia người Argentina đến băng ghế chỉ đạo của sân Camp Nou vào tháng 7/2013 theo con đường “nhảy dù” như chính giám đốc thể thao Andoni Zubizarreta vừa thừa nhận trên kênh TV3: Chúng tôi bắt đầu mùa bóng bằng một cuộc họp báo với Tito, nhưng ngày hôm sau, chúng tôi đã không có ông ấy nữa, do căn bệnh ung thư tuyến nước bọt bị tái phát. Martino đến với Barca là một sự lựa chọn đầy bất ngờ của ban lãnh đạo đội bóng này, lúc đó do Sandro Rosell đứng đầu. Nhà cầm quân này có bảng thành tích tốt tại Argentina và ĐTQG Paraguay nhưng chưa một lần dẫn dắt một đội bóng châu Âu.

Tuy nhiên, ngay từ năm đầu tiên đặt chân đến lục địa già, ông lại phải thừa kế và làm việc với “đội bóng hay nhất trong lịch sử” dưới thời của Pep Guardiola. Tuy là người “khâm phục tiqui-taca”, nhưng từ thích tới có kinh nghiệm thực hiện lối chơi này lại là một sự cách xa vời vợi. Và do vậy, nếu có sai lầm từ khâu HLV thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về giới chóp bu màu đỏ-xanh, vì chính họ là người đã có một sự lựa chọn không chính xác.

Thứ hai, Martino không có thực quyền và uy quyền ở FC Barcelona như thời của Guardiola, như chính “Thánh Johan Cruyff” vừa phán mới đây. Cứ nhìn vào chính sách mua sắm cầu thủ thì thấy rõ. Bất chấp đòi hỏi của các cules từ hai năm nay là mua gấp một trung vệ có đẳng cấp để thế chỗ đội trưởng Carles Puyol đã qua thời đỉnh cao và mang về một tiền đạo cắm để phá thể ách tắc trong những trận đấu phức tạp, BLĐ của Barca đã làm ngơ trước hai yêu cầu chính đáng đó, để dành tiền mua Neymar, một tiền đạo cánh xuất sắc, nhưng trong bối cảnh trên hàng công Barca đã có Messi, Alexis, Pedro, Tello, chưa kể Iniesta hay Cesc Fabregas.

Tiếp theo, người ta có thể đặt câu hỏi: liệu một mình Martino có thể giải quyết được hàng loạt vấn đề nghiêm trọng của Barca ở giai đoạn cuối của chu kỳ thành công, như sự thiếu khát vọng và động lực chiến thắng của các cầu thủ sau hàng chục năm sống trên đỉnh vinh quang, hay vấn đề tuổi tác của các cầu thủ như Puyol và Xavi, hoặc vấn đề thu nhập thực tế của Neymar cao hơn Messi, chủ nhân của bốn Quả bóng Vàng và được sánh ngang với Pele và Maradona. Có vấn đề Martino cần và có thể làm được như tạo ham muốn và động lực cho cầu thủ, nhưng giải quyết tuổi tác và lương bổng của cầu thủ thì không.

Đó là chưa kể, mỗi lần Martino có thí điểm chơi với những giải pháp mới mà ông gọi là bổ sung cho tiqui-taca là ngay lập tức ông bị đánh hội đồng, bị cáo buộc là từ bỏ triết lý và truyền thống của Barcelona.  Còn có một yếu tố khác ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả làm việc của Martino và Barca: đó là những rắc rối bên ngoài sân cỏ, cực kỳ phức tạp và áp lực, như các vụ trốn thuế, hợp đồng thiếu minh bạch của Neymar, hội viên kiện chủ tịch khiến Rosell phải từ chức và mới nhất là án phạt của FIFA, tất cả đều nằm ngoài tầm tay giải quyết của Martino.

Mặc dù vậy, mùa bóng của Barca và Martino bắt đầu một cách khá tốt đẹp, với việc giành được Siêu Cúp Tây Ban Nha trước Atletico Madrid, dẫn đầu BXH tại Liga trong một thời gian dài và giành được chiến thắng trong trận kinh điển đầu tiên, trước Real Madrid.  Tata Martino cũng biết phát huy những khả năng của Alexis Sanchez và Cesc Fabregas, điều mà cả Vilanova và Roura đều không làm được. Đội bóng cũng biết cách học sống và thi đấu khi không có Messi, phải nghĩ để chữa trị chấn thương cơ bắp đùi trong hai tháng.

Tuy nhiên, đến giai đoạn quyết định của mùa bóng, bất chấp việc lần thứ hai đánh bại Real Madrid tại kinh điển lượt về, chỉ trong vòng một tuần, Barca đã hai lần bị knock-out, đầu tiên tại Champions League trước Atletico, và sau đó tại La Liga trước Granada, có lẽ do còn choáng sau cú ngã đập đầu tại Cúp châu Âu.

Cũng cần phải nhớ vận đen đã ập xuống Barca và Martino đúng vào lúc nhạy cảm nhất. Thủ thành Victor Valdes, người đã có một mùa bóng hay nhất trong sự nghiệp của mình trong năm cuối cùng ở Barca, đã bị chấn thương nghiêm trọng trong pha tiếp đất không chuẩn, để một Pinto chỉ biết bắt ở Cúp Nhà vua lên bắt chính tại Liga, tiếp theo là Pique và Bartra, hai trung vệ thực sự duy nhất của Barca, khiến hai vị trị này phải do hai tiền vệ trụ đảm nhiệm trong trận gặp Granada vào cuối tuần qua.  Vậy, có nên đổ hết trách nhiệm lên đầu Gerardo Martino khốn khổ? Nếu thế, thì đúng là “Quýt làm, Cam chịu”.

Theo Bongdaplus.vn

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ hài lòng?

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Trong những mùa giải gần đây, chúng ta luôn thấy một khả năng xoay sở rất tốt của HLV Carlo Ancelotti với những gì Real Madrid có trong tay. Nhưng ở mùa này, khi cơn bão chấn thương lũ lượt kéo tới, liệu chiến lược gia người Italia có thể tiếp tục nói chúng tôi hài lòng với đội hình hiện tại?

Video

Xem thêm
top-arrow
X