Joan Laporta đang phải trải qua những ngày tháng khó khăn nhất kể từ khi trở thành Chủ tịch Barcelona tháng 6/2003. Lần đầu tiên, những người từng đặt niềm tin vào vị luật sư này trong cuộc bầu cử 5 năm về trước đã vẫy khăn trắng đòi ông từ chức. Triều đại được coi là thành công nhất trong lịch sử đội bóng xứ Catalan đã bắt đầu lung lay tới tận gốc rễ.
Vết xe đổ của Nunez
Năm 1997, Joan Laporta từng lãnh đạo một nhóm đối lập có tên "L'Elefant Blau" gây sức ép đòi tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với đương kim Chủ tịch khi đó là Luis Nunez. Tình thế của Laporta hiện nay cũng tương tự như Nunez khi đó. Ở trận hòa Getafe 0-0 cuối tuần qua, đám đông khán giả trên sân Nou Camp đã vẫy khăn trắng với ngài Chủ tịch. Trên những bức tường xung quanh trung tâm La Masia, các CĐV viết đầy những dòng chữ kêu gọi Laporta từ chức.
Laporta đã mất dần uy tín ở Barcelona
Công bằng mà nói, Laporta không phải là một vị Chủ tịch thiếu kiên nhẫn, thích sa thải HLV như thay áo hoặc nhúng tay quá sâu vào công việc chuyên môn của BHL. Nhưng trong chuỗi thất bại của Barca mùa này, Laporta chắc chắn phải là người chịu phần lớn trách nhiệm.
Kể từ ngày nhậm chức vào tháng 6/2003, Laporta đã có 2 quyết định được xem là quan trọng nhất dưới triều đại của ông, ảnh hưởng quyết định thành công của đội bóng trong những năm qua. Đó là quyết định bổ nhiệm Frank Rijkaard làm HLV và ký hơp đồng với Ronaldinho từ PSG. Nhưng giờ, ngôi sao người Brazil đang tìm đường trốn chạy khỏi Nou Camp còn nhà cầm quân người Hà Lan bị xem là không còn đủ tài để dẫn dắt đội bóng. Vì thế, đương nhiên chiếc ghế cửa Lapolta cũng không còn vững chắc như ngày nào.
Trong cuộc bầu cử chức Chủ tịch năm 2003, Laporta đã giành được chiến thắng nhờ vào mối liên minh vô cùng vững mạnh, với các cộng sự đầy tài năng mà điển hình là cựu PCT Sandro Rosell. Nhưng đội ngũ ấy đến giờ chẳng còn lại mấy ai. Tất cả đều lần lượt ra đi sau những bất đồng không thể hàn gắn với ngài Chủ tịch. Trong trường hợp đó, chắc chắn Laporta sẽ phải tự vấn tại sao những người chiến hữu ngày nào giờ đi trở thành đối thủ chính trị của ông, giống như nhóm "L'Elefant Blaư' ngày nào.
Toan tính chính trị và chính sách "Galactico"
Trước nay, Barca luôn được coi là biểu tượng cho tinh thần độc lập của xứ Catalan. Nhưng kể từ khi nền độc tài của Franco sụp đổ thì chỉ dưới thời Laporta, Barca đề cao tinh thần này đến mức có phần cực đoan. Điều đó giúp laporta tranh thủ được sự ủng hộ của các chính trị gia ở xứ Catalan, nhưng lại khiến Barca có thêm nhiều kẻ thù, đồng thời mất đi những đồng minh thân cận như Chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha Angel Villar (vụ Laporta chỉ trích LĐBĐ TBN không cho phép ĐT xứ Catalan đá giao hữu với ĐT Mỹ hồi năm ngoái).
Barcelona: Dải thiên hà thứ 2 ở La Liga
Những toan tính chính trị của Laporta cũng làm ảnh hưởng đến chuyên môn của đội bóng, khi buộc các cầu thủ vốn cũng mệt mỏi sau một mùa giải kéo dài lại bay sang tận Nam Phi đá trận giao hữu với danh nghĩa đại sứ của UNICEF hồi tháng Sáu năm ngoái. Thêm vào đó là những chuyến du đấu dài ngày, kéo từ Âu sang Á, không khác gì những chuyến hành xác đối với các cầu thủ. Những việc làm đó đã đưa Laporta dần xa vào vết xe đổ của cựu Chủ tịch Real Madnd Florentino Perez.
Không những thế, chính sách ngôi sao của Laporta trong những năm sau này cũng chẳng khác nào chính sách Galactico của Perez trước đây. Thứ bóng đá mà Barca trình diễn ở Nou Camp ngày càng bị thương mã hóa tới mức tối đa, đồng thời tạo ra những cái bẫy trong phòng thay đồ. Những lời phát ngôn của Eto'o mùa trước hay sự đỏng đảnh của Ronaldinho mùa này là những ví dụ điển hình.
Tất cả đã đẩy Barca vào một cuộc khủng hoảng toàn diện mà để dập tắt được nó, người ta không thể chỉ nói suông hay đề ra những biện pháp mang tính chắp vá như Laporta đang làm. Thay vì làm một điều gì đó thiết thực, Laporta vẫn đang cố tìm cách làm đánh lạc hướng các CĐV bằng những tuyên bố kiểu như: "Tôi tự hào về những gì đã làm được trong 5 năm qua". Nhưng giờ, liệu có còn ai tin được lới ông nói?
Barca cần một cuộc cách mạng, và cuộc cách mạng đó phải được thực hiện từ thượng tầng.
(Theo Thể Thao Văn Hoá)