Thứ Sáu, 27/12/2024Mới nhất
Zalo

Barca "ăn cắp" Tiqui-taca của Argentina ?

Thứ Năm 14/07/2011 12:01(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Catennacio của người Ý, jogo-bonito của Brazil, bóng đá tổng lực của Hà Lan , nhưng còn tiqui-taca thì "của ai" ? Sau chiến thắng trước Costa Rica, HLV trưởng của Argentina Batista phát biểu đại ý rằng đất nước ông mới chính là nơi tiqui-taca khởi nguồn.

Cụ thể, ông Batista đã bảo thế này : "Tôi chẳng phải bắt chước Barca hay hỏi gì HLV Guardiola cả. Tôi vẫn thường nói rằng Barca đã ăn cắp nền tảng lịch sử từ bóng đá Argentina. Còn tôi, một người sinh ra với nền tảng ấy, đã thấm nhuần đúng như thế".

Những năm qua, người ta đã nói rất nhiều đến tiqui-taca mà cùng với nó, ĐT TBN và Barca đã thâu tóm mọi vinh quang ở những giải đấu họ tham dự. Tên gọi tiqui-taca thì không ai biết chính xác là từ đâu, có thể là từ cựu BLV Andres Montes, người khi tường thuật trận đấu vòng bảng World Cup 2006 giữa TBN và Tunisia, đã dùng "tiqui-taca" để mô tả kiểu chuyền bóng của TBN. Hoặc đấy chỉ là một từ tượng thanh, liên tưởng cách chuyền theo nhịp tic-tac rất đều đặn và chính xác. Với chức vô địch thế giới và Châu Âu của TBN, Champions League của Barca, họ đã hội đủ điều kiện để xứng đáng là đại diện tiêu biểu bậc nhất cho trường phái này. Nhưng họ có phải cái nôi sản sinh ra tiqui-taca?

Bàn thắng của Di Maria ở trận thắng Costa Rica là kết quả của 32 đường chuyền

Batista chia sẻ rằng ông muốn Albiceleste hiện tại chơi giống với Barca, nhưng ông cũng nói rằng ông không phải copy lối chơi của Barca hay phải tham khảo Pep điều gì để chơi như ý. Vậy tiqui-tica là gì ?

Nếu dựa trên những gì TBN và Barca đá trong những năm gần đây thì tiqui-taca có thể khái quát như sau. Đội bóng theo đuổi lối chơi ấy phải ra sân với tư tưởng áp đặt trận đấu, áp đặt dựa trên khả năng kiểm soát bóng cực tốt, toàn đội phải tham gia tích cực và hiệu quả vào việc xây dựng lối chơi vì một hai mắt xích yếu rất dễ phá vỡ tính nhịp điệu của tiqui-taca. Vì thế, đấy cũng là một dạng total football. Về mặt kỹ chiến thuật, tiqui-taca yêu cầu cự ly đội hình được đảm bảo để tất cả có thể chuyền bóng ngắn, trung bình liên tục với độ nhanh, chính xác cao và hỗ trợ cho nhau. Các cầu thủ ở Barca còn có kĩ năng xoay người chạm bóng rất đặc biệt khi mỗi lần nhận đường chuyền, bóng và người luôn ở tư thế thuận lợi nhất cho đường đưa bóng tiếp theo. Đề cao sự thông minh và linh hoạt trong phối hợp nhóm, bóng chạy thay cho người, tiqui-taca hủy diệt tất cả với quan niệm rằng mọi khoảng trống và cơ hội sẽ được tạo ra khi những đường ban liên tục sẽ xé nát mọi hàng thủ, và khi luôn giữ bóng trong chân, đối thủ cũng không thể tấn công mình được.

Batista vẫn cho rằng Barca đã “lấy cắp” cách vận hành này của Argentina. Ông bảo mình là người đã chơi thứ bóng đá nền tảng ấy từ trước và Albiceleste giờ đang chơi theo đúng những gì họ đã được kế thừa. Đội tuyển sẽ không cố chơi y hệt như Barca mà sẽ cố làm nổi bật lên giá trị cốt lõi trong môn thể thao vua này của Argentina.

Hãy nhìn bàn thắng của Di Maria ở trận gặp Costa Rica, 32 đường chuyền được tung ra trước khi anh kết thúc. Cambiasso cũng đã có một bàn thắng kinh điển vào lưới Serbia & Montenegro ở World Cup 2006 sau 25 đường ban qua lại. Nếu nhìn từ các lứa trẻ Argentina thì thấy ngay tính nhất quán trong đào tạo cầu thủ của họ, trong lối chơi mà xuyên xuốt từ đội trẻ đến đến ĐTQG áp dụng luôn nhấn mạnh đến việc kiểm soát trận cầu dựa trên chuyền bóng. Nhưng nếu theo “định nghĩa” về tiqui-taca kể trên, thì Argentina đá bật tường nhanh hơn, khuyến khích ở sự táo bạo của các cá nhân trong lừa bóng hơn. Tuy nhiên ở thời “hậu Maradona”, chưa có HLV nào dẫn dắt Albiceleste thể hiện thật sự hài hòa giữa lối chơi truyền thống và hiện đại và đi đến vinh quang.

Xét cho cùng, có thể chính ý tưởng chơi bóng của người Argentina mới là nguồn căn cho tiqui-taca, nhưng 2 chức VĐTG của họ năm 1978 và 1986 lại không phô bày tính đặc thù của cách chơi đó lắm. Còn nếu muốn “giành” lại quan niệm rằng Argentina khai sinh ra tiqui-taca, thì như điều kiện đã nêu, đội bóng cần phải thành công với triết lý mình hướng đến cái đã. Phải thành công mới có thể tự hào rằng cái triết lý mà mình sáng tạo ra được đưa vào sử sách và đáng cho các thế hệ theo sau học hỏi cũng như kế thừa, Batista.
 
(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X