Thứ Tư, 26/06/2024Mới nhất
Zalo

Atletico đăng quang sau 18 năm chờ đợi: Cái kết có hậu của "Robin Hood"

Thứ Hai 19/05/2014 08:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cả thế giới gọi Atletico Madrid là “Robin Hood của bóng đá Tây Ban Nha”. Trong ngày 17/5 lịch sử, chàng  “Robin Hood” đã khép lại cuộc phiêu lưu theo cách có hậu nhất, với danh hiệu La Liga. Sau 18 năm chờ đợi, Atletico đăng quang không thể xứng đáng hơn, và trở thành tấm gương để các đội bóng khác phải học hỏi.

Câu chuyện của 18 năm

Enrique Cerezo đứng vai trò nhà sản xuất và đầu tư; Diego Simeone làm đạo diễn chính; từng cầu thủ là các nhân vật chính; họ cùng cho ra đời một bộ phim bom tấn (blockbuster) trong lịch sử Atletico, và lịch sử La Liga. Không ai đánh giá cao đội ngũ ấy hồi đầu mùa, và tập thể không có ngôi sao lớn như Cristiano Ronaldo hay Messi, nhưng họ đã tạo cơn sốt, chinh phục người hâm mộ nhờ một kịch bản không tưởng. Atletico đã làm nên kỳ tích mà người khác chỉ có thể thán phục và ngưỡng mộ, chứ không hề có sự ghen tức.

atletico madrid
 

Nhưng trước khi tạo nên bom tấn, 18 năm của Atletico là những câu chuyện dài, với nhiều vấn đề. Trong 18 năm ấy, tính từ cột mốc của chức vô địch Liga thứ 9 (1996), có đến 17 đời HLV làm việc ở sân Vicente Calderon. 17 triều đại này thực hiện 261 vụ chuyển nhượng (53 trường hợp đưa lên từ đội trẻ). Như vậy, trung bình mỗi năm Atletico mua 14,5 cầu thủ. Tổng chi phí là 696 triệu euro, và thu về 450 triệu euro từ bán cầu thủ.

Jorge Mendes là “cò” làm ăn thành công nhất với Atletico, khi mang đến Vicente Calderon 22 người.

Trong 18 năm qua, thách thức lớn nhất đến với Atletico là ngày 22/12/1999. Hôm ấy, Tòa án tối cao đưa ra phán quyết sa thải Chủ tịch Jesus Gil và toàn bộ Hội đồng quản trị. Thẩm phán Luis Manuel Rubi được bổ nhiệm quản lý CLB. “Đó là một chấn thương tâm lý khủng khiếp”, Abel Resino, một trong những thủ môn xuất sắc nhất lịch sử Atletico, mô tả khi CLB nhận quyết định từ Tòa án.

Hậu quả thật đáng sợ, khi chưa đầy nửa năm sau, ngày 7/5/2000, trận thua trước Oviedo, được dẫn bởi Luis Aragones - một trong những huyền thoại vĩ đại nhất của đội bóng đỏ - trắng - Atletico bị đẩy xuống Segunda. Atletico bị giết chết bởi cơ quan tư pháp, và người ta bảo rằng, có điều gì đó bí ẩn tác động từ phía sau.

Vinh quang của “Robin Hood”

Khi trở lại Liga, Atletico vẫn được đầu tư khá tốt, nhưng chính sách của Chủ tịch Enrique Cerezo áp dụng là sẵn sàng bán ngôi sao khi được giá. Atletico phải cân bằng tài chính, vì khoản nợ quá lớn, và lãi mẹ đẻ lãi con. Họ từng phải bán Forlan (5 triệu euro, Inter), Aguero (45, Man City), Falcao (60, Monaco), Torres (38, Liverpool), De Gea (20, Man United), Dominguez (8, Gladbach).

Mùa hè năm ngoái, sau khi bán Falcao, Atletico chỉ đầu tư 26,1 triệu euro cho các tân binh, chưa bằng số tiền Real Madrid tậu Isco. Không thể nổi loạn thành công, trong vụ đòi chia tiền bản quyền, Atletico phải chịu bước vào mùa giải với vị thế một kẻ nhà nghèo. Dù có đôi chút mơ mộng, nhưng thực tế là Enrique Cerezo và đội bóng chỉ đặt mục tiêu có vé Champions League. Chủ tịch Enrique Cerezo phải tính toán để làm sao vừa có một thứ hạng cao, Atletico đồng thời giảm đáng kể khoản nợ 150 triệu euro – gần tương đương giá trị thương hiệu của CLB thời điểm ấy.

Diego Simeone - nhà lãnh đạo thứ 17 trong 18 năm qua, cũng là cầu nối lịch sử với mùa 1995-96 lịch sử - đã giúp Atletico làm nên điều không tưởng. Lượt đi, Atletico cho thấy họ xứng đáng nhất để giành chức vô địch. Trong giai đoạn lượt về, thầy trò Simeone càng xứng đáng hơn nữa sau những gì thể hiện.

Trong hai năm đầu tiên, “El Cholo” đưa Atletico giành 3 danh hiệu (Europa League, Siêu cúp châu Âu và Cúp Nhà vua). Bây giờ là một chiến công vĩ đại hơn thế rất nhiều, trong bối cảnh Barca - Real tạo nên thế lưỡng cực nhờ vượt trội về tài chính.

Bí quyết? Chẳng có gì đặc biệt cả. Chàng “Robin Hood” được Simeone truyền đức tin, nỗ lực, hy sinh, và làm việc như những chú lừa lúc nào cũng sẵn sàng vác nặng.

Sau Liga là Champions League, tại sao không!

Theo Thể Thao Văn Hoá

Có thể bạn quan tâm

Tây Ban Nha 1-0 Albania: Đội B La Roja cũng rất...bá đạo!

Tây Ban Nha 1-0 Albania: Đội B La Roja cũng rất...bá đạo!

Tây Ban Nha 1-0 Albania: Đội B La Roja cũng rất...bá đạo!

Trong những năm gần đây, chúng ta đã từng nghe nói rằng Pháp có thể mang hai đội tham dự các giải đấu lớn và mỗi đội đều có thể “làm nên chuyện”. Khoảng 1 tuần trước khi VCK Euro 2024 khởi tranh, Jose Mourinho, trong vai một bình luận viên cũng có nói thế này: “Nếu Bồ Đào Nha được phép cử 2 đội dự Euro, thì đội 2 của họ cũng là một ứng viên vô địch”.

Let Spain Cook: Tây Ban Nha đã 'nấu chín' Italia như thế nào?

Let Spain Cook: Tây Ban Nha đã 'nấu chín' Italia như thế nào?

Let Spain Cook: Tây Ban Nha đã 'nấu chín' Italia như thế nào?

Để nấu một bữa ăn hoàn hảo đòi hỏi chúng ta phải có những nguyên liệu tươi ngon và món ăn phải được làm theo một công thức chính xác. Các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng nhưng nếu như mọi thứ đi theo đúng công thức hoặc quỹ đạo nhất định, thì chắc chắn món ăn của bạn sẽ ngon như màn trình diễn của Tây Ban Nha trong chiến thắng trước Italia.

Video

Xem thêm
top-arrow
X