Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Ligue 1 và thế hệ vàng thứ 3

Thứ Tư 27/09/2006 18:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sự xuất hiện của rất nhiều cái tên đáng chú ý như Ribéry, Nasri, Carrasso (Marseille), Toulalan, Benzema, Diarra (Lyon), Gignac (Lorient), Bodmer, Dumont (Lille), Mavuba, Faubert (Bordeaux)… tại giải VĐQG Pháp mùa này khiến người ta liên tưởng tới hình bóng về Thế hệ Vàng thứ ba (sau thế hệ của những Platini và Zidane) của bóng đá đất nước hình Lục lăng.


Ribery - người được coi là kế tục Zidane ở đội tuyển Pháp

Khi World Cup 1998 diễn ra, các cầu thủ này mới chỉ ở tuổi thiếu niên và được ngây ngất trong men say chiến thắng cùng ĐT Pháp. 8 năm cũng đủ để họ trưởng thành và bắt đầu được biết đến ở Pháp. Mọi ngõ ngách, mọi CLB Pháp đều tạo điều kiện tốt nhất để những tài năng trẻ toả sáng. Nhờ có lực lượng trẻ măng này (3 cầu thủ dẫn đầu danh sách Vua phá lưới đều chưa quá 25 tuổi), giải VĐQG Pháp đã bớt phần khô hạn bàn thắng (181 bàn sau 7 vòng) và hấp dẫn hơn.

Trước khi Ligue I mùa 06/07 khởi tranh, liệu có ai biết đến những Is.Bangoura (Le Mans), Gignac (Lorient) hay Ziani (Sochaux)? Ai dám tin vào sự khởi đầu đẹp như mơ của Marseille khi 8/11 cầu thủ đá chính có tuổi đời chưa tới 25? Các đội bóng đang có vị trí ấn tượng trên BXH giải VĐQG Pháp như Nancy (3), Toulouse (4) hay Le Mans (5) cũng đều sở hữu quân số trẻ. Chủ tịch Jean - Michel Aulas (Lyon) hiểu rất rõ xu hướng đó nên đã tuyển mộ những niềm hy vọng ở mùa trước (Toulalan, A.Diarra, Kallstrom) và tin tưởng ở hàng công còn “vắt mũi chưa sạch” Benzema (18 tuổi), Fred (22).

Toulalan đang chơi ngày càng lên chân

“Nước Pháp phải cám ơn George Boulogne - người đã đặt nền móng vững chắc cho hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá nước này. Nhờ mạng lưới ấy, ĐT Pháp luôn có những lớp kế cận xứng đáng”, Arrigo Sacchi phát biểu trên So Foot. Sự giàu có về nhân lực của bóng đá Pháp thể hiện qua những danh hiệu mà họ đoạt được từ năm 1996 đến nay (VĐTG 1998, VĐ EURO 2000, Á quân thế giới 2006 và lọt vào bán kết EURO 1996 chỉ trong vòng 10 năm). Hầu hết tất cả các đội bóng thuộc Ligue I đều là cái nôi ươm trồng nên những nhà VĐ như Zidane, Thuram, Makelele, Coupet, Barthez, Henry, Dugarry, Petit, Deschamps…

Trở lại giải VĐQG Pháp mùa này, ngay đến PSG - CLB ít xem trọng công tác đào tạo nhất (chủ yếu đi mua cầu thủ) cũng thử nghiệm một số “sản phẩm” từ lò luyện của mình. Dù ít nhiều, Mabiala, Dramé hay Chantome cũng gây được những ấn tượng nhất định đối với HLV Guy Lacombe. Ngoài những cầu thủ trẻ đã khẳng định được tài năng (Ribéry, Mavuba, A.Diarra, Toulalan…), rất nhiều “mầm non” như Nasri, Gignac (HLV Raymond Domenech đang ngắm tiền đạo 20 tuổi này cho ĐT Pháp), Bodmer, Dumont, Benzema, Ben Arfa… đang tung hoành và toả sáng. Họ đều là những thành viên trụ cột của U23 hoặc U21 Pháp.

Chỉ có điều, phải làm thế nào để giữ chân họ ở Ligue I? Hiện tại, Pháp là quốc gia duy nhất ở châu Âu cấm các CLB thể thao hoạt động kinh doanh và tham gia thị trường chứng khoán. Trong vòng từ nay đến cuối năm, Quốc hội Pháp sẽ xoá bỏ điều luật này. Đây là cơ hội để các đội bóng Pháp làm giàu và hạn chế nạn “chảy máu cầu thủ”.

(Theo Bóng đá)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Video

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11/2024. Lịch thi đấu UEFA Nations League Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha; lịch thi đấu V-League; lịch trực tiếp bóng đá.

Xem thêm
top-arrow
X