Một trận chiến mà cả 2 bên đã cháy hết những gì mình có: Yoann Gourcuff và Alou Diarra vẫn ra sân, dù chỉ vừa mới bình phục chấn thương. Bên phía Lyon, HLV Puel chỉ cất trên ghế dự bị con bài quan trọng nhất để chuẩn bị cho trận gặp Bayern sau đây 3 ngày: Lisandro Lopez, nhưng cuối cùng cũng đã phải tung anh vào sân ngay đầu hiệp 2, khi trước đó, Marouane Chamakh đã đưa Bordeaux vượt lên dẫn trước, với cú đánh đầu chính xác sau quả phạt của Gourcuff. Trận thứ 4 liên tiếp họ ghi bàn từ tình huống cố định.
Đỉnh cao: Chất lượng của trận đấu là không phải bàn cãi. Một trận cầu căng thẳng, nhưng không thiếu những khoảnh khắc kỳ diệu với 4 bàn thắng tuyệt đẹp. 2 pha sút phạt chính xác của Gourcuff và Pjanic cho Chamakh và Cris ghi bàn, và 2 cú rocket của Ederson, rồi Plasil đều quá xuất sắc và đầy tính bùng nổ.
Họ tranh cãi với nhau rồi cùng ôm nỗi đau nhìn Marseille về đích |
Bạo lực: Sức ép phải thắng, đến từ những chiến thắng sớm của Marseille và Auxerre, đã kích nổ những quả bom tâm lý. Thống kê cho thấy 2 bên không chỉ ăn miếng trả miếng trong những pha sút cầu môn (11-11), mà còn trong cả những tình huống phạm lỗi (21-23 lần “đốn giò” nghiêng về Lyon), cũng như nhận thẻ. Đỉnh điểm của bạo lực đến vào phút 90+1: Reveillere vào bóng bằng cả 2 chân với Tremoulinas, và hậu vệ trái của Bordeaux cùng với Jussie lao vào ẩu đả với nhóm cầu thủ Lyon, để rồi cả 3 đều phải nhận thẻ đỏ và rời sân.
Bắt đầu một thời kỳ loạn lạc?
Sự gục ngã của Bordeaux và Lyon phản ánh một thực tế chung của bóng đá Thế giới: Những đội bóng có khả năng chinh chiến hiệu quả trên nhiều đấu trường ngày càng thưa thớt. Ở Serie A, Inter đánh mất quyền chủ động trong cuộc đua vào tay Roma, sau khi gồng mình tiến vào đến bán kết Champions League và chung kết Cúp Italia. Tại Premier League, Chelsea và M.U, 2 ứng viên sáng giá nhất cho chức VĐ hiện tại, đều không còn hiện diện ở Cúp châu Âu. Tại Liga, Barcelona, chủ nhân của “cú ăn 6” vĩ đại mùa trước, vừa hụt hơi sau trận hòa Espanyol. Chỉ có Bayern của Bundesliga là một hiện tượng khó lý giải, nhưng không thể phủ nhận rằng đó có lẽ là đội bóng đã hưởng nhiều may mắn nhất châu Âu mùa này.
Sự khác biệt giữa diện mạo ở đấu trường quốc nội và châu Âu càng được đào sâu ở Ligue 1, giải đấu vốn có vị thế rất nhạt nhòa ở các Cúp châu Âu trong lịch sử. Sự ổn định của Lyon trong gần một thập kỷ qua là điều cực hiếm hoi, và việc họ bị Bordeaux đánh đổ mùa trước có thể là khởi điểm cho một xu thế mới: Các nhà VĐ mùa trước, vì phải gồng mình lên cho tham vọng châu Âu (cụ thể là Champions League) mùa sau, có thể bị đánh đổ bởi những quyền lực mới nổi.
Bordeaux, hay Marseille, suy cho cùng, đều là những Đế chế mới nổi. Sự sụp đổ của đội bóng xứ rượu vang mùa này là bằng chứng về tính ngắn hạn của Vương triều ấy, với tác động lớn từ những tham vọng bất thành ở mặt trận châu Âu. Nếu vô địch mùa này, Marseille sẽ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề mà Bordeaux đã mắc phải. Và khi những mầm mống của những kẻ nổi loạn ở Ligue 1 ngày càng nhiều lên (Auxerre, Montpellier…), viễn cảnh “loạn lạc” hiện ra thật rõ nét. Chấm dứt một kỷ nguyên ổn định nhàm chán do Lyon cầm đầu. Trở lại thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, khi Ligue 1 trở thành sân chơi cho những nhà VĐ “lâm thời” (6 nhà VĐ khác nhau từ 1993-2001).
Đó là bước tiến về sức cạnh tranh, hay là sự thụt lùi của lịch sử?
Sau thời kỳ Marseille thống trị Ligue 1, với 4 chức VĐQG liên tiếp từ 1988-1992 và 1 chức VĐ Champions League năm 1993 (bị tước danh hiệu VĐ Ligue 1 1993 vì Scandal dàn xếp tỉ số), Ligue 1 đã chứng kiến 6 nhà VĐ khác nhau, trước khi Lyon xuất hiện, gợi nhớ về thời kỳ sơ khai của giải đấu này, với 17 nhà VĐ khác nhau từ 1932-1965, trước khi Đế chế St. Etienne xuất hiện… Mùa Đội VĐ 1993-1994 PSG |