Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Trung Quốc: Quyền lực mềm và mối nguy cho bóng đá Châu Âu

Thứ Sáu 03/02/2017 06:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc dồn nhiều tài lực đầu tư vào bóng đá. Điều đó không đến từ sở thích cá nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình mà xuất phát từ chiến dịch phát triển quyền lực mềm của Chính phủ.

 
Quyền lực mềm (Soft Power) là khái niệm do giáo sư Joseph Samuel Nye đưa ra, nghĩa là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Một quốc gia muốn được công nhận là cường quốc phải mạnh ở cả hai phương diện quyền lực cứng (chính trị, quân sự, kinh tế) và mềm (văn hóa, chính sách và giá trị quốc gia).
 
Oscar den Trung Quoc de nhan duoc muc dai ngo cao hon so voi khi thi dau tai Chau Au.
Oscar đến Trung Quốc để nhận được mức đãi ngộ cao hơn so với khi thi đấu tại Châu Âu.

Một quốc gia không có hoặc có quá ít đồng minh chưa được coi là cường quốc thực sự. Đó là tác dụng thực sự của quyền lực mềm. Những quốc gia như Mỹ, Nga, Hàn Quốc,... đều sử dụng quyền lực mềm một cách có hiệu quả để tìm kiếm đồng minh nhằm có được tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế.
 
Đơn cử như việc Việt Nam từng đối đầu với Mỹ với cuộc chiến tranh kéo dài ba thập kỷ. Nhưng các bộ phim hành động cùng những chuyến công du của các Tổng thống, đặc biệt gần đây là Barack Obama khiến hai quốc gia kéo xích mối quan hệ với nhau hơn.

Hàn Quốc từng cử rất nhiều quân sang tham chiến ở Việt Nam nhưng nhờ K-pop, hầu như chẳng thế hệ trẻ nào của Việt Nam nhớ đến những gì lính Hàn gây ra. Đó là ví dụ dễ hiểu nhất về sức mạnh của quyền lực mềm. Vậy tại sao Trung Quốc chọn bóng đá?
 
Trung Quốc từng lập các Viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới nhưng hiệu quả không cao bởi văn hóa là thứ thẩm thấu lâu dài chứ không thể nhất thời. Về phim ảnh, Trung Quốc vẫn kém so với Hollywood, thậm chí là Bollywood. Những ngôi sao hạng A của Trung Quốc muốn tìm một vai diễn tại Hollywood vẫn cực kỳ khó khăn. Về âm nhạc, K-pop của Hàn Quốc vẫn có sức hút quá lớn nên rất khó để vượt qua.
 
Vì vậy, Trung Quốc bắt đầu từ bóng đá, môn thể thao vua được yêu thích ở mọi nơi trên thế giới với số lượng "tín đồ" đông đảo. Tấm gương từ các ông chủ Thái Lan quảng bá hình ảnh đất nước qua chức vô địch Premier League của Leicester khiến Trung Quốc càng quyết tâm hơn. 
 
Hiện tại, các tỷ phú đến từ đất nước đông dân nhất thế giới đang mua lại cổ phần hoặc cả câu lạc bộ. Inter, AC Milan, Atletico Madrid hay Man City đều đã bán cổ phần cho các ông chủ Trung Quốc. Nhưng tham vọng của Trung Quốc không đến từ việc thông qua các đội bóng nước ngoài một cách bị động.

Diego Costa tiet lo ve moi quan he voi Antonio Conte.
Việc Diego Costa đòi rời Chelsea là lời cảnh báo cho các CLB tại châu Âu về tham vọng của Trung Quốc.
 
Thay vào đó, Trung Quốc muốn phát triển bóng đá quốc nội thông qua việc tăng cường chất lượng và sức hấp dẫn của Chinese Super League. Các trung tâm đào tạo bóng đá mọc lên khắp nơi, các câu lạc bộ không ngại chi những khoản tiền "điên rồ" để chiêu mộ những cầu thủ đang thi đấu tại châu Âu như Oscar, Alex Witsel,...
 
Nếu chỉ dừng lại ở đó, giới truyền thông châu Âu sẽ không đánh giá Trung Quốc đang là mối nguy hại với bóng đá châu Âu. Trước kia, các CLB tại Mỹ hay vùng Trung Đông cũng từng chiêu mộ những cầu thủ châu Âu nhưng đa phần đã qua thời đỉnh cao như David Beckham, Thierry Henry, Steven Gerrard, Frank Lampard, Andrea Pirlo hay Robbie Keane.
 
Tuy nhiên, Trung Quốc đang ngày một táo bạo hơn khi sẵn sàng chi đậm để lôi kéo những siêu sao hàng đầu đang chơi tại châu Âu. Diego Costa từng bỏ tập đòi rời Chelsea khi nhận được lời đề nghị với mức lương 30 triệu bảng mỗi năm. Cris Ronaldo và Lionel Messi cũng nhận được lời đề nghị nhưng từ chối. Alex Witsel thậm chí còn từ chối Juventus để gia nhập Tianjin Quanjian.
 
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc và chính sách ưu tiên phát triển quyền lực mềm từ chính phủ, các CLB đến từ đất nước tỷ dân sẽ còn tiếp tục lôi kéo những ngôi sao hàng đầu châu Âu. Điều đó khiến sự hấp dẫn của các đội bóng châu Âu giảm dần. Nguy hiểm hơn, các cầu thủ sẽ ngày càng ra nhiều yêu sách cũng như đòi hỏi mức lương cao hơn, dẫn tới việc quỹ lương của các đội bóng phình to.
 
Nhưng các chuyên gia dự đoán Trung Quốc khó kéo dài chính sách hiện tại bởi chất lượng chung của nền bóng đá quốc gia này không cao với một loạt vấn nạn như dàn xếp tỉ số, mua bán độ,... Đa phần các cầu thủ chấp nhận đến Trung Quốc vì tiền chứ không phải vì yêu thích đá bóng tại nơi đây và một khi chính sách này kết thúc, chẳng ai biết các cầu thủ có tiếp tục ở lại hay không. 
 
Như Đạt (Theo Thể thao Việt Nam)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X