Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Trọng tài và công nghệ: Hãy học cách tôn trọng "người phán xử"

Thứ Tư 02/08/2017 17:09(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Khi công nghệ dần được áp dụng nhiều hơn, người ta kỳ vọng vào cuộc cách mạng máy móc thay thế con người trong việc phán xử trên sân cỏ. Nhưng dường như người ta đã quên rằng những trọng tài mới là phía cần ưu ái nhiều hơn.

 
Trợ lý hình ảnh (VAR) là công nghệ mới nhất được FIFA thí điểm áp dụng vào các trận đấu bóng đá tại Confederations Cup 2017. VAR là công nghệ giúp các trọng tài chính có thể xem lại những tình huống gây tranh cãi thông qua sự tổng hợp về mặt hình ảnh của một nhóm trợ lý. Công nghệ này được kỳ vọng sẽ giúp các trọng tài giảm thiểu tối đa những sai sót, đảm bảo trận đấu minh bạch và công bằng hơn.
 
Cac trong tai cho thay dau hieu y lai vao cong nghe VAR tai Confed Cup 2017.
Các trọng tài cho thấy dấu hiệu ỷ lại vào công nghệ VAR tại Confed Cup 2017.

Thế nhưng mọi chuyện không giống như kỳ vọng ban đầu. VAR vẫn cho thấy những "điểm yếu" mà người ta vẫn nhắc đến ở hai khía cạnh chính: Làm gián đoạn trận đấu quá lâu cũng như sự lệ thuộc của các trọng tài vào máy móc. Ở khía cạnh thứ nhất, người ta dần quen với hình ảnh các cầu thủ không dám ăn mừng bàn thắng mà phải đợi xem trọng tài xác định pha lập công ấy có hợp lệ hay không. Rất nhiều người phàn nàn rằng điều đó làm tụt nguồn cảm hứng khi theo dõi các trận đấu khi cứ phải chờ đợi rồi mới được ăn mừng.
 
Nhưng khía cạnh thứ mới là điều khiến VAR chưa được áp dụng. Tại Confed Cup 2017, những mặt trái của VAR dần lộ ra. Trong trận đấu giữa Đức với Cameroon, trọng tài Wilmas Roldan liên tục đổi màu thẻ, thậm chí còn đuổi nhầm cầu thủ khi phải xem lại hình ảnh đến ba lần để xác định một tình huống phạm lỗi. Những trận đấu giữa Bồ Đào Nha vs Mexico, Chile vs Cameroon hay Đức vs Australia, các trọng tài đều mắc sai lầm khi quá lạm dụng VAR.
 
Thậm chí, các trọng tài dần cho thấy dấu hiệu ỷ lại vào công nghệ khi ngay cả những tình huống không khó để xác định cũng cầu viện VAR. Sự ra đời của VAR xét một mặt nào đó gây thêm sức ép cho các trọng tài khi họ buộc phải dựa dẫm vào công nghệ.
 
Hãy học cách tôn trọng
 
Gerard Pique là một trong những người ủng hộ việc áp dụng VAR nhất. Trung vệ của Barcelona thường xuyên phàn nàn về quyết định của các trọng tài sau những trận đấu mà Barcelona hay đội tuyển Tây Ban Nha gặp kết quả bất lợi. Thế nên theo Pique, sự xuất hiện của VAR sẽ "làm thay đổi hệ thống trọng tài" hay "loại trừ bất công và giảm thiểu sự tranh cãi".
 
Trái với Pique, cựu trọng tài Premier League - Mark Halsey cho rằng VAR chỉ là "một mớ hỗn độn" nếu nhìn vào những gì xảy ra ở Confed Cup 2017. Theo nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Tom Webb thuộc Đại học Portsmouth, bóng đá Anh đang đứng bên bờ vực của sự thay đổi lớn do sự thiếu tôn trọng với các trọng tài. Nghiên cứu chỉ ra rằng các trọng tài ở Anh thường xuyên chịu bạo hành về thể xác và đặc biệt là tinh thần, quyền lực thấp.
 
Vai tro cua cac trong tai chua duoc danh gia dung.
Vai trò của các trọng tài chưa được đánh giá đúng.

Các trọng tài cũng không được nhìn nhận xứng đáng cũng như mức đãi ngộ không cao so với tầm quan trọng của họ với trận đấu. Cựu trọng tài FIFA, Keith Hackett tiết lộ rằng các trọng tài ở giải ngoại hạng Anh năm 2016 có mức lương trung bình vào khoảng 45.000 bảng mỗi năm, chẳng bằng một tuần lương của các cầu thủ bóng đá hơi có chút danh tiếng. Các cầu thủ có lẽ mắc sai lầm vẫn còn rất nhiều cơ hội sửa chữa nhưng với các trọng tài, họ sẽ phải nhận những lời mạt sát, thậm chí là đe dọa đến bản thân và gia đình nếu mắc dù chỉ một sai lầm thôi.
 
Tiến sĩ Tom Webb cho biết: "Các trọng tài rời sân bóng với những mối đe dọa đi theo về. Đó chỉ là một phần của sự thiếu tôn trọng, bạo lực hay những bạo hành mà họ phải đối mặt. Liên đoàn Bóng đá Anh phải xem xét lại nếu muốn chứng kiến thứ bóng đá mà chúng ta vẫn biết có thể tồn tại".
 
Trong nghiên cứu của mình, TS Tom Webb cũng trích dẫn lời của một số trọng tài đang làm việc tại Anh để chứng minh những nguy cơ mà các "vua áo đen" phải đối mặt nghiêm trọng hơn so với những gì người ta vẫn nghĩ: "Tôi phải từ chối làm nhiệm vụ ở một trận đấu mùa trước do những đe dọa từ các khán giả. Tôi là cảnh sát, trọng tài chỉ là nghề tay trái để thưởng thức bóng đá nhưng tôi không mong đợi sẽ về nhà với con mình cùng những sự đe dọa".
 
Sau mỗi trận đấu nếu giành được kết quả không tốt, nhiều huấn luyện viên sẽ đổ lỗi ngay cho trọng tài dù rằng đôi khi họ hiểu những vị vua áo đen chẳng sai. Vấn đề là họ cần giúp các cầu thủ thoát khỏi áp lực thất bại và còn cái đích nào dễ hơn là đẩy về phía các trọng tài, những người gần như chẳng thể phản pháo sau những trận đấu.
 
Sự xuất hiện của trọng tài trong suốt 150 năm lịch sử bóng đá hiện đại là không thể thiếu. Cho đến khi những chiếc máy có thể hoàn toàn thay thế nhiệm vụ của con người trên sân cỏ, hãy học cách tôn trọng và đánh giá đúng đóng góp của những người cầm cân nảy mực.
 
Như Đạt (TTVN)
 

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X