Chủ Nhật, 05/05/2024Mới nhất
Zalo

Qatar đăng cai World Cup 2022: Ánh đèn lung linh và những giấc mơ tan vỡ (Phần 2)

Chủ Nhật 23/06/2019 08:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Bên cạnh một mặt lung linh, nước chủ nhà World Cup 2022 còn một mặt buồn khác về cuộc sống của lao động nước ngoài, những người ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của giải đấu.
Qatar đăng cai World Cup 2022: Ánh đèn lung linh và những giấc mơ tan vỡ (Phần 1)
Bên cạnh một mặt lung linh, nước chủ nhà World Cup 2022 còn một mặt buồn khác về cuộc sống của lao động nước ngoài, những người ảnh hưởng trực tiếp đến thành...

Bongda24h.vn xin giới thiệu cho quý độc giả loạt bài viết của cây bút David Conn về sự chuẩn bị khi Qatar đăng cai World Cup 2022:


Giống như phần lớn các công nhân nước ngoài ở Qatar, rất khó để dành tiền để gửi về nhà. Họ cũng phải trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày nên đôi khi tiền lương cơ bản là không đủ.
Một người đàn ông 38 tuổi đã có hai con, một lên 10 và một mới lên 2 tuổi giải thích: “Hệ thống gia đình ở Ghana có tính mở. Khi bất cứ người họ hàng nào cần giúp đỡ, họ sẽ đến hỏi bạn. Họ biết chúng tôi đến làm việc tại Qatar nên thường hỏi vay tiền, nhưng gia đình tôi làm gì có. Tôi thậm chí còn không đủ tiền để nuôi sống gia đình, số tiền kiếm được không như chúng tôi mong đợi. Vấn đề tiền bạc luẩn quẩn trong đầu chúng tôi mọi lúc”.

Qatar đăng cai World Cup 2022 (Phần 2) những giấc mơ tan vỡ hình ảnh
Vấn đề tiền bạc luôn luẩn quẩn trong đầu những lao động phổ thông nước ngoài.
Những lao động nước ngoài cũng chẳng tin việc khiếu nại có thể tạo ra sự thay đổi: “Chẳng ai giúp đỡ chúng tôi cả, chỉ có thể tự hỗ trợ và bao bọc lấy nhau thôi. Nếu không bạn có thể làm được gì chứ, tự sát ư?”
Tháng 10/2017, Chính phủ Qatar đã thành lập một uỷ ban điều tra chính thức về tình trạng của lao động nước ngoài kết hợp với Cơ quan Lao động Quốc tế (ILO), thông qua việc nhất trí với ILO về một chương trình cải cách.
Trong thông báo từ Thamer Al-Thani, tuỳ viên truyền thông Qatar tại Anh, chính phủ cho biết sẽ “cam kết làm việc cùng các đối tác quốc tế, bao gồm cả ILO để cải thiện quyền lợi cũng như điều kiện sống của các lao động nước ngoài. Qatar chào đón những phản hồi mang tính xây dựng về hệ thống sử dụng lao động, cũng chưa bao giờ trốn tránh những ý tưởng về việc phải cải cách hơn”.
Một bước tiến lớn được hoan nghênh trong tháng 9/2018 là sự bãi bỏ luật liên quan đến giấy phép xuất cảnh, ràng buộc người lao động khi hết hợp đồng được trở về nhà mà không cần giấy phép của người sử dụng lao động.

Viec do bo dieu luat ve xuat canh voi nguoi lao dong nhap cu mang lai nhung tac dong tich cuc.
Việc dỡ bỏ điều luật về xuất cảnh với người lao động nhập cư mang lại những tác động tích cực.
Houtan Homayounpour, người đứng đầu văn phòng ILO tại Qatar mô tả đây là một thay đổi có lợi, đồng thời liệt kê ra một loạt hệ quả: Uỷ ban giải quyết tranh chấp của người lao động được thành lập; bảo vệ quyền lợi cho người lao động; cam kết chấm dứt hệ thống khét tiếng “kafala” ràng buộc người lao động với người sử dụng lao động.
Uỷ ban Tối cao cũng bổ sung một hệ thống về việc trả lại khoản tiền người lao động đã đóng cho các cơ quan môi giới, hay gọi cách khác là “cò”. Mahmouh Qutub – Giám đốc điều hành về phúc lợi người lao động – thông báo về số tiền 89 triệu Riyal (khoảng 19 triệu bảng) dự kiến chi ra cho 39.000 công nhân trong vòng ba năm tới, nghĩa là mỗi người được hưởng trung bình 487 bảng (khoảng 14 triệu VNĐ).
“Hành động vẫn hơn là lời nói, những thay đổi thực sự đã diễn ra” – Homayounpour chia sẻ: “Nó hoàn hảo không ư? Tất nhiên là không. Chính phủ thừa nhận điều đó và còn rất nhiều việc phải làm”.
Chính phủ cũng cam kết sẽ tái cấu trúc mức lương tối thiểu, các nghiên cứu xã hội mới trong giai đoạn đưa ra tư vấn, một khung lương tối thiểu đã được chấp nhận nhưng chỉ tăng chút đỉnh. 750 Riyal mỗi tháng, nghĩa là tăng thêm 100 Riyal (khoảng 640.000 VNĐ).
Uỷ ban Tối cao xác nhận các nhà thầu xây dựng sân Al Rayyan đã được thông báo tăng mức lương tối thiểu lên 750 Riyal mỗi tháng cho tất cả người lao động từ tháng 9/2017. Họ cũng tổ chức một cuộc điều tra liên quan đến mức lương của những người Ghana và không ai trong số đó còn bị trả 650 Riyal.
“Chúng tôi đã khắc phục được vấn đề này” – Người phát ngôn chia sẻ.

Nhung tam bien canh bao an toan bang ba thu tieng trong cac cong trinh chuan bi cho World Cup 2022.
Những tấm biển cảnh báo an toàn bằng ba thứ tiếng trong các công trình chuẩn bị cho World Cup 2022.
Những nhân vật cấp cao được David Conn phỏng vấn dường như phải đấu tranh với sự bất công liên quan đến mức lương thấp. Họ đánh giá rằng khoản tiền mà người lao động nước ngoài làm việc ở Qatar để chuẩn bị cho World Cup 2022 vẫn lớn hơn so với những gì họ có thể nhận ở quê hương.
Việc chuyển tiền bởi người lao động từ các quốc gia giàu có đến những quốc gia có thu nhập thấp hơn dường như đang trở thành phổ biến ở phạm vi toàn cầu. Năm 2017, Ngân hàng Thế giới (WB) báo cáo 466 tỉ USD được chuyển, với Ấn Độ là quốc gia nhận nhiều nhất với 69 tỉ USD.
Một chuyên gia ở Doha cho biết khi cố gắng tìm hiểu về sự phục hồi của lao động nước ngoài trong điều kiện khắc khổ, điều quan trọng là lý do khiến họ rời khỏi quê hương để đến đây: “Ở quê nhà, rất nhiều người sống nghèo khổ đến khó tin, điều kiện sinh hoạt cực kỳ tồi tệ. Không có việc làm, chẳng có cơ sở hạ tầng, một số khu vực chẳng có đường sá hay nước uống. Họ thấy cơ hội làm việc ở Qatar và gửi tiền về nhà”.

Như Đạt (Theo Guardian)

Xem thêm những bài viết khác trên Bongda24h.vn về World Cup 2022:

Ra đồn tươi rói, Platini vẫn than thân tổn thương vì bị tạm giam
Chia sẻ của huyền thoại bóng đá Pháp cũng như cựu chủ tịch UEFA sau một ngày bị bắt giữ vì nghi án nhận hối lộ trong chiến dịch trao quyền đăng cai World Cup...
Cựu chủ tịch UEFA Platini đã được thả sau một ngày bị giam
Huyền thoại bóng đá người Pháp đã bị cảnh sát bắt giữ do những sai phạm trong quá trình trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar.
Michel Platini: Tranh tối, tranh sáng của một bộ óc đa mưu
Michel Platini đã bị bắt vì những khuất tất liên quan tới việc trao quyền tổ chức vòng chung kết World Cup 2022 cho Qatar. Chẳng ai có thể nghĩ và mong muốn có...
LĐBĐ châu Á thay đổi địa điểm tổ chức lễ bốc thăm vòng loại World Cup 2022
Theo đó, AFC đã lựa chọn Kuala Lumpur, Malaysia thay vì đất nước chủ nhà World Cup 2022, Qatar để tổ chức lễ bốc thăm vòng loại.
Michel Platini giúp Qatar đánh bại những đối thủ nào để giành quyền đăng cai World Cup 2022?
Trong quá trình giành quyền đăng cai World Cup 2022, Qatar đã nhận được sự hỗ trợ của Michel Platini để đánh bại 4 đối thủ nặng ký nhất.
Nóng: Cựu chủ tịch UEFA Michel Platini bị bắt giữ vì trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar
Cựu chủ tịch UEFA Michel Platini đã bị cảnh sát bắt giữ vì nghi án nhận hối lộ trong chiến dịch trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar.

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X