Mùa hè năm nay có thể mãi được ghi nhớ như thời kỳ hưng thịnh của cái gọi là “quyền cầu thủ”, với liên tiếp những vụ nổi loạn đòi ra đi của các ngôi sao hàng đầu Châu Âu, từ Ronaldo và Donnarumma đến Verratti hay Alexis Sanchez. Thế nhưng cũng như lòng trung thành, định nghĩa thực sự về “phản bội” hãy vẫn còn mong manh và trở nên đặc biệt nhạy cảm đến sai lầm trong thời đại kim tiền chi phối bóng đá ngày nay.
Gianluigi Donnarumma & AC Milan
Đồng ý gia hạn hợp đồng giúp Milan tránh cảnh mất trắng, với Donnarumma coi như là đủ báo đáp đội bóng đã dày công đào tạo anh thành tài như ngày hôm nay. Động thái vớt vát đó không thể khiến NHM Rossoneri bẵng quên sự phản bội của cậu trai mới chỉ suýt soát tuổi trưởng thành để bước chân vào các quán rượu ở Châu Âu một cách hợp pháp, từ những lời chỉ trích cay nghiệt đến tồi tệ hơn, như dọa giết hay nhục mạ bằng những xấp tiền giả phi xuống khung thành được Gigio trấn giữ.
Giờ có hay không chuyện gia hạn hợp đồng với AC Milan, tình cảm mà NHM dành cho Donnarumma không thể còn vẹn nguyên với những gì đã, đang và sẽ xảy ra |
Hội CĐV cực đoan thừa hiểu quyết định đổi thay 180 độ với chuyện gia hạn sau khi đã nhất quyết từ chối của Donnarumma, tất cả chỉ là một sự miễn cưỡng, xuất phát từ viễn cảnh khả thi giúp anh rộng đường cập bến Real Madrid trong chậm nhất là hè sang năm. Họ biết rằng đòi hỏi cho bản hợp đồng “thời vụ” này của tài năng 18 tuổi thậm chí có thể biến anh trở thành một trong những cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới ở vị trí của mình (10 triệu Euro/mùa giải), với mục đích không gì hơn ngoài nâng tầm vị thế cá nhân trong mỗi lần ngồi bàn đàm phán thương thảo kế tiếp.
Thế nhưng cũng nên nhớ, cho đến thời điểm hiện tại khiến Milan tá hỏa tìm cách níu giữ, Donnarumma nếm trải tận hai năm sắm vai thủ môn chính thức của đội một nhưng hưởng lương như thủ môn dự bị của… đội dự bị (170.000 USD/mùa giải).
Đành rằng Gigio hẵng còn quá trẻ, nhưng một CLB lớn như Milan, ít ra trên danh nghĩa, phải đủ ý thức được việc nhanh chóng trói chân thủ môn 18 tuổi của mình bằng một phần thưởng xứng đáng dành cho anh, nhất là khi tiềm năng bóng đá cực lớn đó đã bắt đầu phát tiết ở San Siro. Giờ, Rossoneri còn biết trách ai nữa khi mất quyền kiểm soát và tự đưa bản thân mình vào thế yếu trên bàn đàm phán.
Thêm điều khá hiển nhiên nữa, một cậu thanh niên mới lớn Donnarumma không thể nào đạo diễn vụ nổi loạn gây chấn động nước Ý này, nếu không có bàn tay nhúng vào từ đằng sau của gã cò lắm chiêu trò Mino Raiola. Mặc dù vậy, tạm gạt qua bên quá khứ bất hảo khiến các CLB khốn đốn ra sao trong chuyện mua bán cầu thủ, tay đại diện người Hà Lan lại thực sự có lý trong sự vụ lần này khi xúi giục Donnarumma từ chối gia hạn hợp đồng với Milan.
Tay cò lắm chiêu trò Mino Raiola có cái lý của riêng gã khi xúi giục Donnarumm từ chối gia hạn hợp đồng với AC Milan |
Được một thời gian, Raiola không ngừng đặt câu hỏi về quyền sở hữu Milan thực sự của ông chủ Li Yonghong (Lí Dũng Hồng), bởi lẽ doanh nhân Trung Quốc này được cho đã mua lại Milan nhờ một khoản vay mượn 350 triệu USD từ Elliott Management, một quỹ phòng hộ phố Wall với lịch sử đầu cơ, trục lợi từ những vụ mua bán và sáp nhập lớn như thế này. “Quỹ kền kền” này hoàn toàn có thể tiếp quản Milan bất cứ lúc nào và sự nghiệp của Donnarumma, nếu lúc đó vẫn còn ở lại sau khi gia hạn hợp đồng, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng một cách tiêu cực.
Marco Verratti & Paris Saint-Germain
Đứng trước cơ hội gia nhập Barcelona, việc Marco Verratti thẳng thắn về ý nguyện ra đi, thậm chí với những động thái gây áp lực khiến người Pháp không thể hài lòng, đặc biệt sau những gì Paris Saint-Germain đã làm cho tiền vệ Ý suốt 5 năm qua.
Họ dường như quên rằng cũng trong 5 năm đó, sự thật là PSG và Verratti đã nâng tầm nhau, rằng những gì anh làm cho CLB cũng mang giá trị tương đương, là sự báo đáp xứng đáng cho niềm tin đặt vào chàng trai tuổi teen thấp bé nhẹ cân ngày nào đến từ Pescara. Verratti đã hết mình phụng sự PSG, đã đến lúc CLB nên để anh ra đi vì bước tiến lớn hơn trong sự nghiệp.
PSG đã không còn đủ lớn cho Verratti và anh cần gia nhập Barcelona |
Verratti cũng có thể đã nghĩ khác đi, nếu PSG thực sự vươn mình thành một thế lực thực sự ngoài trời Âu, thay vì vẫn cứ mãi thiếu bản lĩnh và yếu bóng vía như thảm họa Champions League năm vừa rồi, nhưng sự thật không phải vậy.
Sự thật là Barca, cái tên đã gieo ác mộng cho họ với cú lội ngược dòng không tưởng, mang tầm vóc lớn hơn nhiều, chưa kể một triết lý bóng đá hoàn toàn vừa vặn với Verratti ở Camp Nou. Ở tuổi 24 sung mãn dần tiệm cận độ chín cả về năng lực và trí lực, việc tiền vệ Ý muốn cống hiến trọn vẹn giai đoạn đỉnh cao của mình cho một bến mơ như vậy là hoàn toàn dễ hiểu.
Hơn thế nữa với lời đề nghị kỷ lục 100 triệu Euro được gửi tới “Công viên các Hoàng tử”, PSG xem ra cũng chẳng phải là bên thiệt thòi gì so với Barca hay Verratti cả.
Mùa hè năm nay có thể mãi được ghi nhớ như thời kỳ hưng thịnh của cái gọi là “quyền cầu thủ”, với liên tiếp những vụ nổi loạn đòi ra đi của các ngôi sao hàng đầu Châu Âu, từ Ronaldo và Donnarumma đến Verratti hay Alexis Sanchez. Thế nhưng cũng như lòng trung thành, định nghĩa thực sự về “phản bội” hãy vẫn còn mong manh và trở nên đặc biệt nhạy cảm đến sai lầm trong thời đại kim tiền chi phối bóng đá ngày nay.
Mùa hè năm nay có thể mãi được ghi nhớ như thời kỳ hưng thịnh của cái gọi là “quyền cầu thủ”, với liên tiếp những vụ nổi loạn đòi ra đi của các ngôi sao hàng đầu...