Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Lược sử chiến thuật bóng đá (Kỳ 12): Khi tiền đạo là tuyến phòng ngự đầu tiên

Thứ Hai 07/10/2019 16:12(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Sơ đồ 4-2-4 dường như được phát triển dành riêng cho người Brazil với sự ngẫu hứng, giúp đội tuyển xứ Samba “xưng hùng xưng bá” với ba lần vô địch World Cup.
Lược sử chiến thuật bóng đá (Kỳ 11): Sơ đồ đầu tiên được đặt tên bằng con số
Từ nền tảng của sơ đồ WW, hai chiến lược gia ở những lục địa khác nhau đã phát kiến ra nền tảng cho chiến thuật bóng đá hiện đại.


Dành riêng cho người Brazil

 
Sau 28 năm góp mặt ở sân chơi World Cup, ĐT Brazil lần đầu tiên giành ngôi vô địch vào năm 1958, để rồi mở ra một thời kỳ hoàng kim trong vòng một giáp sau đó. Hai lần vô địch tiếp theo vào các năm 1962 và 1970 đều gắn với những cái tên kiệt xuất, cũng như một sơ đồ được sinh ra dường như “dành riêng cho người Brazil”.

Lược sử chiến thuật bóng đá (Kỳ 12) Khi tiền đạo là tuyến phòng ngự đầu tiên hình ảnh 2
HLV Mario Zagallo giúp ĐT Brazil vô địch World Cup 1970 với việc khôi phục lại sơ đồ 4-2-4.
 
Mario Zagallo được bổ nhiệm làm HLV trưởng ĐT Brazil chỉ một tuần trước khi World Cup 1970 khởi tranh, ông là một phần của đội hình vô địch thế giới vào các năm 1958 và 1962. Thời điểm ấy, Zagallo thậm chí còn chưa có được bằng huấn luyện viên, tiền đề giúp ông ngồi lên ghế nóng là ý tưởng về việc khôi phục sơ đồ như thời năm 1958. 
 
Khi ấy, sơ đồ 4-2-4 giúp người Brazil vô địch World Cup hai lần trước đó đã bị coi là lỗi thời. Chỉ còn Peru và một số đội tuyển ở Nam Mỹ sử dụng, cũng như số ít đội ở Đông Âu. Tại World Cup 1966, ĐT Brazil khi ấy chơi không tệ khi mỗi trận ghi được từ 3 đến 4 bàn, nhưng lại chẳng thể lên ngôi vô địch. 
 
Tất nhiên, ĐT Brazil không thể vô địch World Cup ở Thuỵ Điển hay Mexico không hoàn toàn dựa trên 4-2-4, mà còn dựa trên một thế hệ cầu thủ tài năng như Zico, Pele, Garrincha,… Nhưng sơ đồ chiến thuật hợp lý cũng là một điều kiện tiên quyết để những cầu thủ khéo léo của Brazil có được ý thức làm việc tập thể, sự kỷ luật và nhận thức chiến thuật nhất định.

Lược sử chiến thuật bóng đá (Kỳ 12) Khi tiền đạo là tuyến phòng ngự đầu tiên hình ảnh 2
Lược sử chiến thuật bóng đá - Minh hoạ sơ đồ 4-2-4.
 
Điều đó cũng giúp các cầu thủ Brazil tránh sa đà vào những cuộc tranh chấp về mặt thể chất với những cầu thủ châu Âu, đồng thời phát huy được thế mạnh của họ. 
 
Flavio Costa, người khai sinh ra sơ đồ 4-2-4 đánh giá bóng đá thời điểm ấy đang “mất dần tính ngẫu hứng”. Điều đó giúp ông đặt ra một phương châm là “phòng ngự tốt để có thể tấn công tốt hơn”, một phiên bản từ câu châm ngôn “eculer pour mieux sauter" của Pháp (lùi một bước nếu bạn muốn nhảy xa hơn”.
 

Đẩy WM vào dĩ vãng

 
Sau khoảng ba thập niên, sơ đồ WM và những biến thể của nó dần lùi vào dĩ vãng với sự ra đời của sơ đồ 4-2-4. So với những chiến thuật trước đó, sơ đồ 4-2-4 cho phép các cầu thủ được chơi tự do hơn. Tiêu biểu như ở World Cup 1970, ĐT Brazil có nhiều thời điểm chuyển sang sơ đồ 4-3-3, 3-2-5 hay 3-1-6 đầy linh hoạt.
 
Điểm quan trọng là sơ đồ 4-2-4 chia sân đấu thành ba khối, nghĩa là các cầu thủ phải nhận thức về việc di chuyển trong ít khối hơn. Trước đó, sơ đồ WM chia sân đấu thành bốn khối khiến các cầu thủ gặp bối rối trong việc di chuyển, phân chia nhiệm vụ. Các cầu thủ sẽ chơi với bán kính lớn hơn, kết nối với nhiều đồng đội hơn.
 
Sau World Cup 1958, rất nhiều đội dần áp dụng sơ đồ 4-2-4. Nó đến vào thời điểm khi bóng đá dần trở nên tẻ nhạt khi nhiều đội bóng chơi phòng ngự quá mức, ít bàn thắng được ghi và các cầu thủ chơi với ít sự ngẫu hứng hơn. Vì vậy, 4-2-4 như một làn gió “lạ” thổi vào thế giới bóng đá.  

DT Brazil tai World Cup 1962 duoc khen ngoi vi theo duoi loi da tan cong.
ĐT Brazil tại World Cup 1962 được khen ngợi vì theo đuổi lối đá tấn công với sơ đồ 4-2-4.
 
 
Đến sau World Cup 1962 ở Chile, các chiến lược gia ở châu Âu đều dành lời khen cho nỗ lực của người Brazil về nỗ lực gìn giữ bóng đá tấn công. Ngay cả Gustav Sebes, người gắn liền với thời kỳ thành công của bóng đá Hungary cũng phải nhận xét: “Tương lai sẽ thuộc về những đội bóng có khả năng tổ chức phòng ngự tốt, những người cũng có khả năng chuyển từ phòng ngự sang tấn công hiệu quả”.
 
Rudolf Vytlacil, HLV trưởng ĐT Tiệp Khắc lọt vào chung kết World Cup 1962 sau đó để thua ĐT Brazil khẳng định: “Sơ đồ WM đã chết. Tất cả các cầu thủ giờ đều phải biết phòng ngự và tấn công. Các tiền đạo sẽ là tuyến phòng ngự đầu tiên trong đội”.
 
Như Đạt (TTVN)

Xem thêm những bài viết khác trên Bongda24h.vn về chiến thuật bóng đá:


Các cầu thủ Arsenal không hiểu chiến thuật của Emery
Cựu tiền đạo Alan Smith cho rằng có một số cầu thủ Arsenal không hiểu chiến thuật của HLV Emery lúc này.
HLV Nishino bị chỉ trích về chiến thuật sau trận hòa Việt Nam
HLV Nishino mới đây đã bị vị HLV người Thái Somchai Chuayboonchum chỉ trích về chiến thuật sau trận hòa ĐT Việt Nam.
Báo Thái Lan chỉ trích chiến thuật của HLV Nishino
Xếp đội hình không có bất kỳ tiền đạo nào, HLV Nishino Akira của ĐT Thái Lan đã bị giới truyền thông nước nhà chỉ trích.
Huyền thoại Arsenal cảnh báo Emery dẹp sơ đồ kim cương trước Spurs
Huyền thoại Ian Wright khuyên Emery dẹp ngay sơ đồ tiền vệ kim cương và dùng chiến thuật 4-3-3 để đối đầu với Tottenham.
Học trò tiết lộ chiến thuật của HLV Nishino áp dụng cho ĐT Thái Lan
Trong một chia sẻ mới đây, tiền vệ Peeradon Chamratsamee đã có những chia sẻ về cách chơi của ĐT Thái Lan trước Việt Nam.
Emery bị chỉ trích vì chiến thuật ở trận thua Liverpool
Huyền thoại Ian Wright đã chỉ trích chiến thuật của HLV Emery trong trận thua 1-3 của Arsenal trước Liverpool cuối tuần qua.





 
 

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X