Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Ai mới thực sự là người phát minh ra pressing - "bóng đá tổng lực"? (Kỳ 2)

Thứ Năm 14/04/2016 16:27(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Tám thập kỷ sau khi Goman khai sáng ra lý thuyết về pressing, giờ đây chiến thuật này đã có lịch sử phát triển mạnh mẽ gắn với một loạt tên tuổi ở tầm huyền thoại trong bóng đá, cũng như chuyển thành rất nhiều biến thể khác nhau.

Sự phát triển của pressing

Đa phần ý kiến cho rằng lý thuyết về pressing dần được phát triển ở nửa cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi nền tảng thể lực của các cầu thủ dần được cải thiện. Jonathan Wilson, cây viết danh tiếng về các phân tích chiến thuật cũng giải thích về việc vì sao pressing không xuất hiện sớm hơn trong bóng đá: "Chiến thuật này đòi hỏi các tiền vệ phải di chuyển liên tục nên tốn rất nhiều thể lực, đó là điều khiến pressing bị hạn chế không thể đưa vào sử dụng trong bóng đá sớm hơn".

Ai moi thuc su la nguoi phat minh ra pressing - bong da tong luc (ky 2) hinh anh
Nhiều ý kiến coi Maslov là người đầu tiên phát triển pressing.
Wilson cũng cho rằng HLV người Nga, Vikto Maslov là người đầu tiên áp dụng pressing vào bóng đá trong khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1970, khi ông áp dụng cho Dynamo Kiev. Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng chiến lược gia người Áo, Ernst Happel mới là người sử dụng đầu tiên. Bằng chứng là năm 1970, ông đưa Feyenoord tới cúp châu Âu với hệ thống chiến thuật dựa trên hai nền tảng: bẫy việt vị và pressing. 
Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia bóng đá được công bố nhưng chưa có bất cứ tác gia nào khẳng định được ai là người đầu tiên đưa "forechecking" vào bóng đá. Nhưng khi nói đến pressing, người ta sẽ nghĩ ngay đến Rinus Michel. Nhưng chính xác hơn, pressing của Michel cũng chỉ là một phiên bản.
Các biến thể
Người ta nhớ đến pressing của Michel cũng bởi ông là người giới thiệu nó đến thế giới một cách đầy ấn tượng với đội tuyển Hà Lan. Lý thuyết pressing đã có lịch sử gần trăm năm nhưng khi ra tới thực hành, mỗi chiến lược gia lại lựa chọn một phong cách pressing cho riêng mình. 
"Bạn có thể chơi pressing ở mọi vị trí trên sân" - Peter Hyballa, huấn luyện viên đội U-19 Bayer Leverkusen nhận định như vậy. Đừng vì Hyballa là HLV đội U-19 mà coi thường ông. Giới chuyên môn đánh giá Hyballa là một trong những chuyên gia nghiên cứu về pressing hàng đầu. Hyballa không ngần ngại chia sẻ về một số biến thể của pressing: "Trên thực tế, có rất nhiều cách phòng ngự khác nhau bằng chiến thuật này. Đơn cử như việc thu hẹp không gian chuyền bóng của đối phương khiến họ chỉ có thể triển khai bóng trên phần sân nhà".
Ai moi thuc su la nguoi phat minh ra pressing - bong da tong luc (Ky 2) hinh anh 2
Dortmund dưới thời Jurgen Klopp được coi là đại diện điển hình với lối chơi gegenpressing.
Trong lý thuyết pressing, người ta thường gọi ba khu vực tranh chấp chủ yếu là "khóa thấp", "khóa trung" và "khóa cao" (low block, medium block và high block - có thể là khối thấp, trung hoặc cao nhưng ở đây, mạn phép sử dụng từ "khóa" để biểu trưng cho việc khóa chặt từng mảng không gian trên sân). "Khóa thấp" có nghĩa là đợi các cầu thủ đối phương tấn công đến gần khung thành đội nhà rồi tiến hành pressing để đoạt bóng. "Khóa trung" có nghĩa là tranh chấp ở khu vực giữa sân còn "khóa cao" là gây áp lực lên chính phần sân đối phương.
"Khóa thấp" có thể hình dung điển hình là biến thể chiến thuật catenaccio của người Italia. Khi đó, họ sẽ đảm bảo khu vực 1/3 sân nhà luôn có tối đa lực lượng phòng ngự để đảm bảo an toàn. "Khóa trung" là đại diện cho lối chơi của Dortmund dưới thời Jurgen Klopp hay Tottenham dưới thời Pochettino. Còn "khóa cao" là đại diện cho Barcelona, khi họ phòng ngự ngay trên 1/3 phần sân đối phương.
Nhưng dù là phiên bản nào, pressing vẫn nhấn mạnh việc hạn chế không gian triển khai bóng của đối thủ. HLV huyền thoại Arrigo Sacchi đã phổ biến triết lý bóng đá "phòng ngự hướng bóng" mà sau này trở thành khuôn mẫu cho bóng đá hiện đại. Triết lý này cho phép các cầu thủ áp sát những người có bóng, không cần kèm những người ở quá xa khu vực bóng. Sacchi cho rằng điều đó sẽ thu hẹp tối đa không gian triển khai bóng của đối phương. 
Năm 1934, các ký giả đã hỏi Goman về việc chiến thuật "forechecking" về việc các đội khác liệu có sử dụng lối chơi này hay không, ông chỉ trả lời đơn giản: "Họ sẽ phải học theo thôi".
Bởi đó là xu hướng của lịch sử...
Như Đạt (Nguồn FourFourTwo)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X