Thứ Bảy, 04/05/2024Mới nhất
Zalo

Vì sao người Anh đắt?

Thứ Ba 24/08/2021 18:38(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
100 triệu bảng đã được chi ra cho Jack Grealish, và số tiền mà các đội bóng lớn Premier League đổ ra cho các cầu thủ bản địa sẽ không dừng lại.

Nếu tìm kiếm trên thanh công cụ google ‘Vì sao cầu thủ người Anh có giá quá cao’, ta sẽ dễ dàng phát hiện những diễn đàn thảo luận từ… 15 năm trước. Đó là một chủ đề đã xuất hiện từ lâu và tới nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, rằng so với những đồng nghiệp đến từ các quốc gia khác – thì người Anh (với trình độ tương đương) luôn đắt hơn hẳn. Dưới đây là một vài lời giải thích hợp lý.

Luật Home-grown

Quy định này đã được áp dụng từ lâu, theo đó mỗi một CLB Premier League phải đảm bảo có tối thiểu 8 cầu thủ thuộc diện ‘cây nhà lá vườn’ – được đào tạo tại Anh hoặc xứ Wales trong 3 năm trước khi bước sang sinh nhật lần thứ 21, trong danh sách đội hình 25 người. Bởi số lượng chiếm 1/3 đội hình và tham vọng xây dựng một đội bóng mạnh nhất, thì 8 suất Home-grown nên là những cầu thủ trẻ xuất sắc nhất đất nước.

Tất nhiên, đây chỉ là một trong những lý do đẩy giá cầu thủ người Anh, bởi những cái tên thuộc diện Home-grown không nhất thiết phải mang quốc tịch Anh. Đơn cử như Paul Pogba là một cầu thủ người Pháp, đã trải qua quãng thời gian đào tại ở MU và được CLB tái chiêu mộ với mức giá 89 triệu bảng – đắt nhất thế giới thời điểm đó (2016).

Bởi vậy xét trên lý thuyết, một đội bóng có thể lấp đầy suất Home-grown dù không cần cầu thủ người Anh nào trong đội hình.

Vì sao cầu thủ Anh đắt cắt cổ
Vì sao cầu thủ Anh đắt giá so với những đồng nghiệp có trình độ tương đương/cao hơn từ các quốc gia khác?


Giá trị thương hiệu

Lý thuyết là vậy, còn thực tế sẽ không có đội bóng Anh nào ‘bỏ quên’ những cầu thủ bản địa trong đội hình. Những đội bóng nhỏ sẽ tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có với những cầu thủ tự đào tạo. Trong khi đó, các CLB lớn cũng sẽ dựa vào những ngôi sao người Anh để xây dựng thương hiệu. Đơn cử, nếu không tính tới những cầu thủ quan trọng nhất đội bóng, ví dụ như Kevin De Bruyne tại Man City, thì một cái tên người Anh như Jack Grealish sẽ khiến khán giả có cảm tình hơn Bernardo Silva.

Pep Guardiola hiểu rõ yếu tố này khi làm việc tại một đất nước giàu truyền thống, có phần bảo thủ như xứ sở sương mù. Trong quá khứ, ông từng phàn nàn giá cầu thủ Anh quá đắt so với Tây Ban Nha, nhưng rồi vẫn đem về 4/10 bản hợp đồng người Anh đắt giá nhất lịch sử. Đó là John Stones, Kyle Walker, Raheem Sterling, Jack Grealish – chưa kể đang theo đuổi Harry Kane.

Mới đây, BLV Gary Neville cũng đặt câu hỏi về công tác chuyển nhượng của Man United, rằng trong quá khứ đội bóng luôn nhắm đến cầu thủ người Anh xuất sắc nhất Premier League. Vì vậy trong Top 4 đại gia Man City, Man United, Chelsea hay Liverpool, bất cứ đội bóng nào sở hữu Harry Kane sẽ trở thành đội bóng được yêu thích nhất giải Ngoại hạng.

Rashford và Mbappe được Transfermarkt định giá ngang nhau, dù trình độ thực tế của cả 2 khá dễ để so sánh
Rashford và Mbappe được Transfermarkt định giá ngang nhau, dù trình độ thực tế của cả 2 khá dễ để so sánh


Sự cạnh tranh

Một lời giải thích bổ sung cho giá trị thương hiệu, đó là các cầu thủ Anh có đẳng cấp sẽ không dễ dàng di chuyển giữa các CLB lớn, bởi họ không muốn bổ sung sức mạnh cho đối thủ cạnh tranh. Một luật bất thành văn, Chủ tịch Daniel Levy hoàn toàn có thể bán Harry Kane ra nước ngoài với mức giá 100 triệu bảng. Nhưng nếu Man City hay Man United muốn chiêu mộ, hãy chuẩn bị ít nhất 150 triệu bảng.

Thậm chí không cần phải là những CLB cạnh tranh trực tiếp, mức giá của cầu thủ Anh khi các CLB Premier League bán cho nhau cũng rất đắt. Andy Carroll được Liverpool chiêu mộ từ Newcastle có giá 35 triệu bảng, đắt hơn Luis Suarez. Với 50 triệu bảng, các CLB bên ngoài lãnh thổ Premier League có thể tìm kiếm không ít cầu thủ giỏi hơn Ben White – một trung vệ của Brighton và chưa từng tham dự bất kỳ một giải đấu lớn nào (dự EURO với vai trò dự bị).

Vì sao người Anh đắt hình ảnh gốc
Harry Kane được định giá 150 triệu bảng


Đơn giản vì giàu

Vấn đề đầu tiên trong tất cả các vấn đề, chỉ có thể là ‘tiền đâu’. Đơn giản, các CLB Anh quá giàu với gói bản quyền truyền hình hơn 4,5 tỷ bảng mới ký kết, cho phép những đội bóng đứng bét bảng xếp hạng cũng thu được số tiền nhiều hơn một CLB khá của các giải đấu còn lại. Chính vì vậy, thị trường cầu thủ Anh được thổi giá, đơn giản vì các CLB Premier League đủ khả năng để xây dựng một thị trường như vậy. Để dễ tưởng tượng, số tiền Arsenal đổ vào TTCN hè năm nay nhiều hơn tổng số 20 CLB La Liga cộng lại.

Cộng thêm sự kiện Brexit (Anh rời khỏi liên minh châu Âu) càng khiến xứ sở sương mù đặt giá một kiểu khác so với phần còn lại của thế giới. Premier League là giải đấu quốc nội hấp dẫn nhất hành tinh nên sẽ dễ hiểu khi các cầu thủ tại đây, đặc biệt là người bản địa, phải có mức giá đắt nhất.

Tuy nhiên, bản thân các cầu thủ có cảm thấy vui vì điều này hay không lại là một câu chuyện khác. Đơn cử như Declan Rice, có lẽ anh đang trách West Ham định giá mình quá cao (100 triệu bảng) và khó lòng ra đi ở mùa hè này, dù Man United và Chelsea bày tỏ sự quan tâm.

Top 10 cầu thủ người Anh đắt giá nhất lịch sử
Top 10 cầu thủ người Anh đắt giá nhất lịch sử, dù không hẳn người nào cũng đáng tiền

 

Top 10 cầu thủ Anh đắt giá nhất lịch sử: Thứ 4 của ArsenalTop 10 cầu thủ Anh đắt giá nhất lịch sử: Thứ 4 của Arsenal
Mùa hè 2021, các CLB Premier League đã chạy đua vũ trang để tăng cường lực lượng, trong số đó không ít tân binh là người bản địa. Hãy cùng điểm qua những cầu...
5 cơ hội cuối cùng của Arteta5 cơ hội cuối cùng của Arteta
Theo nguồn tin uy tín Telegraph, HLV Mikel Arteta chỉ còn 5 trận đấu nữa để cứu vãn cái ghế của mình và sẽ phải ra đi nếu Arsenal tiếp tục chơi thất vọng.
West Ham hét giá trên trời cho mục tiêu của MU và ChelseaWest Ham hét giá trên trời cho mục tiêu của MU và Chelsea
Daily Mail cho hay West Ham sẽ không chấp nhận bán Declan Rice với giá dưới 100 triệu bảng, bằng với những gì Aston Villa nhận được khi bán Jack Grealish cho...

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X