- Từ Chelsea tới M.U: Why always Gerrard?
- Van Gaal vẫn khó tính dù MU thắng thuyết phục Liverpool
- “Tội đồ” Gerrard lên tiếng xin lỗi CĐV sau chiếc thẻ đỏ đáng trách
Man Utd một lần nữa thành công với sơ đồ 4 hậu vệ cũng như lấp đầy băng ghế dự bị bằng những ngôi sao đẳng cấp như Falcao, Di Maria, điều đó cho thấy Van Gaal đang trở nên khó lường như thế nào.
Gạt bỏ tự ái
Van Gaal từng nói về thương vụ kỳ bí với Falcao trong ngày chuyển nhượng cuối cùng hồi mùa hè năm ngoái thế này: “Khi bạn có cơ hội để ký hợp đồng với một cầu thủ đẳng cấp như Falcao, nhất định bạn không thể bỏ qua mà cần phải làm ngay”.
“Tulip thép” mua Mãnh hổ mà chẳng hề do dự rằng trong tay ông đã có 2 “mãnh hổ” khác là Rooney và Van Persie. Việc F9 thi đấu không đúng sức ở Premier League thời gian qua, một phần chính là vì nguyên nhân này: Van Gaal mua người vì sở thích chứ không phải bởi nhu cầu.
Trường hợp của Di Maria cũng tương tự. Cầu thủ Argentina xuất sắc nhất năm 2014 xuất phát từ cầu thủ chạy cánh nhưng đặc biệt thành danh khi được Ancelotti bố trí đá tiền vệ con thoi trong sơ đồ 3 tiền vệ. Bên cạnh Xabi Alonso và Khedira, anh quá nhanh quá nguy hiểm.
Người Manchester cũng muốn Di Maria làm được điều tương tự ở Old Trafford. Nhưng “thiên thần” nhanh chóng “gãy cánh”. Lý do là bởi anh không phải một tiền vệ trung tâm thuần túy, và không thể vực nổi dậy toàn bộ tuyến giữa của Quỷ đỏ.
Khi đẩy anh ra cánh, lối chơi thiên về dùng sức và tốc độ (nhưng kém lắt léo) của anh nhanh chóng bị bắt bài. Lối đá ấy có thể làm mưa làm gió ở La Liga, nhưng sang Premier League, nơi các hậu vệ không cho cầu thủ tấn công nổi 2 giây suy nghĩ, chuyện Di Maria “tắt điện” là đương nhiên.
Việc HLV Van Gaal loại bỏ 2 cầu thủ được ông đưa về theo kiểu “thích là nhích” cho thấy ông đã dám gạt qua một bên tự ái cá nhân. Ai cũng biết cựu thuyền trưởng của Barca và Bayern Munich bảo thủ đến thế nào. Tuy nhiên ở vào thời điểm quyết định, ông đã biết hy sinh lợi ích vì tập thể. Bên cạnh việc “dọn dẹp” tuyến giữa, nhà cầm quân người Hà Lan cũng trở lại với sơ đồ 4 hậu vệ. Một tân binh khác là Rojo phải ngồi ngoài, nhưng Man Utd lại chơi rất kín kẽ mỗi khi phòng ngự khu vực.
Quỷ đỏ quá quen với cách bố trí 4 cầu thủ giăng ngang và chất lượng đã bù được cho số lượng. Ngay cả ở tình huống họ bị thua, nó cũng xuất phát từ một sai lầm cá nhân để mất bóng, chứ không phải ở hệ thống chiến thuật.
Man Utd đã chiến thắng trong một cuộc đấu cân não, trước một đối thủ đang có phong độ cực kỳ ấn tượng (thắng 10, hòa 3). Nhưng cũng như trận thắng Tottenham cách đây 1 tuần, Quỷ đỏ đã cho thấy họ nguy hiểm ra sao nếu chơi đúng phong độ.
Cân bằng
Sẽ rất nhiều người nhắc đến màn tỏa sáng của Juan Mata (một cú đúp) nhưng để có được thời cơ ấy cho cựu cầu thủ Chelsea tỏa sáng, hàng tiền vệ Man Utd đã chơi vô cùng quả cảm. Trước những cầu thủ được mô tả là “running man” của Liverpool như Henderson, Joe Allen, lối chơi áp sát của đội khách khiến The Kop gần như không có khoảng trống để thi triển tài chạy không bóng.
Trong cách chơi của Liverpool, Sterling, Coutinho, Lallana và cả Sturridge rất cần không gian để xử lý bóng. Tuy nhiên bằng cách cắt bớt 1 tiền đạo, Quỷ đỏ luôn vượt trội về quân số so với đội chủ nhà ở tuyến giữa. Thay vì bố trí quá nhiều cầu thủ tấn công, Van Gaal đã hướng tới một cách đá cân bằng hơn. Ông sử dụng Herrera, một người biết làm bóng thay vì Di Maria. Ở tuyến trên, Falcao chuyên “mắc màn” trong vòng cấm cũng bị thế chỗ bởi Fellaini, một cầu thủ công thủ toàn diện.
Kết quả là dù vẫn chỉ những con người ấy nhưng Man Utd đã chơi một thứ bóng đá sắc bén, và ra dáng một ông lớn. Họ không còn chỉ biết lật cánh đánh đầu, mà đã biết dùng những đường chọc khe kết liễu đối thủ.
Xem lại trận Liverpool 1-2 M.U
Các tin bong da Anh mới nhất
Theo VTC