Thứ Tư, 25/12/2024Mới nhất
Zalo

Tận thu, tận... số?

Thứ Ba 05/08/2008 09:18(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Trong tư duy của một nhà đầu tư, tiền không được phép tồn tại ở trạng thái “chết”. Còn trong suy nghĩ của những nhà tổ chức Premiership, một ý tưởng có thể sản sinh ra tiền cũng không thể bị xếp xó. Chỉ ít lâu sau ngày “Game 39” chết yểu, BTC Premiership đã lại nghĩ ngay tới một dự án mới.

Tiền là… tiên

“Game 39” bị đánh tơi bời bởi sự bành trướng thái quá đe dọa sự phát triển của các giải VĐQG khác. Việc BTC Premiership mang giải đấu của mình ra nước ngoài, tổ chức một vòng đấu có tính điểm khiến giải VĐQG ở nước sở tại bị cạnh tranh không bình đẳng với một cuộc chơi có thể thức tương tự (tính điểm) nhưng tính hấp dẫn cao hơn nhiều.

Xuất phát từ cơ sở đó, BTC Premiership đã cải cách “Game 39”. Thay vì tổ chức một vòng đấu tính điểm, từ tháng 1/2010 (hoặc 2011), 20 CLB Premiership sẽ được chia thành 5 nhóm nhỏ. Các nhóm này hình thành nên 5 giải Tứ Hùng. Tất cả sẽ diễn ra độc lập với Premiership (không tính điểm) nhưng có Cúp và tiền thưởng hậu hĩnh. Nói tóm lại, người Anh sẽ “đẻ” thêm ra 5 “Tiểu Premiership” và xuất khẩu ra bên ngoài.


Tất nhiên, Premiership cũng phải có cách lựa chọn từng nhóm 4 CLB sao cho cả 5 “Tiểu Premiership” đều có sức hấp dẫn. Dự kiến, 5 hạt giống của 5 bảng là 5 CLB dẫn dầu Premiership mùa trước. 15 CLB còn lại được bốc thăm ngẫu nhiên. Địa điểm đăng cai từng bảng được quyết định theo hình thức đấu thầu. Các thành phố sẽ cùng nộp đơn và BTC Premiership làm nhiệm vụ xét duyệt.

Về thời gian, Premiership sẽ chèn “Tiểu Premiership” vào quãng nghỉ Đông dài 12 ngày giữa vòng 3 FA Cup và vòng kế tiếp Premiership. 12 ngày được coi là vừa đủ để các CLB di chuyển. Tất nhiên, để bù đắp cho sự vất vả, mỗi CLB sẽ bỏ túi 5 triệu bảng phí ra sân, còn 5 đội thắng cuộc ở 5 “Tiểu Premiership” sẽ nhận thêm 5 triệu bảng. Chi phí tất nhiên lấy từ bản quyền truyền hình (BQTH), riêng rẽ với BQTH Premiership.

Tất nhiên, khi đề xuất ý tưởng này, chẳng ai che giấu ý đồ kiếm tiền. Bởi 5 triệu là con số quá lớn. Nên nhớ, khi nhận đá 2 trận trong 2 ngày tại Nam Phi và Nigeria, M.U cũng chỉ nhận được 2 triệu bảng. Hoặc khi họ hành quân sang Saudi Arabia tháng 1/2008 cũng chỉ vì 1,5 triệu bảng.

Tận thu, tận… số?

Phải thừa nhận, lãnh đạo Premiership là những nhà kinh tế đại tài. Họ biết khai thác triệt để danh tiếng của Premiership.

Nhưng vấn đề là người ta đang làm ngơ yếu tố chuyên môn. Các chuyên gia bóng đá Anh lâu nay vẫn than phiền vì Premiership là giải duy nhất không nghỉ Giáng sinh. 12 ngày nghỉ Đông vẫn quá ít, không thể giúp cầu thủ hồi phục. ĐT Anh cũng bị ảnh hưởng bởi việc thi đấu quanh năm khiến họ chẳng bao giờ đạt phong độ cao ở các giải lớn. Đấy là chưa kể nguy cơ chấn thương vì quá tải. Ấy vậy mà bây giờ, quãng 12 ngày ấy có nguy cơ biến mất. Phải chăng BTC Premiership muốn biến cầu thủ thành những cỗ máy?

Nếu bỏ qua yếu tố chuyên môn, đứng từ góc độ kinh doanh, ý tưởng tận thu từ Premiership cũng có phần mạo hiểm. Người ta chỉ quý khi Premiership là thứ hàng hiếm chứ nếu nó trở thành món ăn quá thường niên (năm nào cũng đến Australia, Nam Phi hoặc Mỹ chẳng hạn), chắc gì Premiership còn được quý. Vả chăng, nếu những đôi chân mệt mỏi lê lết còn chưa xong có những show diễn quá tệ hại, liệu các “Tiểu Premiership” có gây hiệu ứng ngược?

(Theo Báo Bóng đá)

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X