Bóng đá ngày nay dần bị chi phối nhiều hơn bởi tiền bạc, làm giảm tính vùng miền. Thật may, những ngày đen tối về những gã holigan đã lùi vào lịch sử.
Đó là một ngày tháng 2/1968 - 50 năm về trước - thời điểm mọi thứ trong guồng quay của sự đổi thay.
Đó là kỷ nguyên tư tưởng bị xiềng xích bởi những tấm áp phích cổ động thời hậu chiến bắt đầu bị xé bỏ tại Anh quốc, thời đại những hệ thống cứng nhắc bắt đầu bị phá vỡ, và một thập kỷ kể từ khi cái gọi là "xã hội tự do" hiện hữu trong đời sống.
|
Bóng đá Anh từng chứng kiến những trận cầu đầy bạo lực như cuộc đối đầu giữa Newcastle và Celtic. |
Bóng đá cũng chẳng nằm ngoài guồng quay thay đổi. Chỉ cách đó một thập kỷ, các cổ động viên của hai kẻ kình địch trên sân cỏ còn đứng vai kề vai trên sân thượng, thì lần đầu tiên kể từ giữa cho đến cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, lần đầu tiên những màn va chạm xấu xí len lỏi vào cả trong lẫn ngoài sân cỏ. St James Park trở thành chứng nhân bởi làn sóng của thứ gọi là bóng đá "hung bạo".
Tháng 2/1967 khi Newcastle United chạm trán Everton trên sân nhà, tờ Chronicle ghi lại: "Những cổ động viên bị dồn nén trong thời gian dài của Newcastle bạo phát khi đội bóng của họ bị dẫn 3-0 chỉ sau 18 phút. Các cổ động viên ở Leazes End bắt đầu đánh nhau, đồng xu, chai lọ ném như mưa xuống sân".
"Trẻ em, ngồi ngay phía trước đám đông, chạy vòng vòng để tìm chỗ an toàn nhưng rất nhiều người bị thương, một số phải chuyển ngay đến bệnh viện. Cảnh sát chưa được chuẩn bị cho những gì gần như trở thành cuộc bạo loạn, số cảnh sát hôm ấy chỉ là con số quá nhỏ. Có lẽ cũng vì điều này, chỉ có sáu gã bị bắt, hai từ Liverpool và bốn từ Tyneside".
Một năm sau, rắc rối tương tự lại nổ ra.
Một buổi cuối tuần cách đây 50 năm, Newcastle United chạm trán Celtic trong một trận đấu "giao hữu" trên sân nhà St James Park. Thật bất thường, trận đấu diễn ra vào thứ Bảy, một ngày rảnh rỗi, sau khi cả hai câu lạc bộ đều bị loại khỏi giải đấu cúp quốc nội.
Tám tháng trước, "những chú sư tử Lisbon" của Celtic giành ngôi vô địch châu Âu. The Hoops (biệt danh của Celtic - PV) được đánh giá rất cao với những Bobby Lennox, Jimmy Johnstone và thủ thành Ronnie Simpson - người hai lần giành cúp vô địch FA Cup vào các năm 1952 và 1955, khi gắn bó cùng Magpies (biệt danh Newcastle).
|
Một cổ động viên bị bắt trong cuộc đối đầu giữa Newcastle và Celtic. |
Newcastle United khi ấy cũng có phong độ tốt khi đứng thứ 5 tại Division One, trong một mùa giải họ kết thúc ở thứ hạng đủ cao để giành quyền dự đấu trường châu Âu, cũng như giành Inter City Fairs Cup - tiền thân của UEFA Cup và Europa League - ngay trong lần đầu tiên góp mặt. Đó là tập thể của những Bobby Moncur, Frank Clark, Ollie Burton, Pop Robson và Wyn Davies.
Đám đông khoảng 39.000 người tràn xuống đường tại Gallowgate. Một trong số đó là Bill Gibbs, giờ là chủ tịch của "Fairs Club", hội cổ động viên thường xuyên gặp gỡ để tôn vinh những cựu cầu thủ Newcastle.
Ông nhớ lại: "Khi đó tôi mới 17 tuổi. Tôi còn nhớ rằng đi bộ tại nơi giờ là Newcastle Labour Club. Có đến hàng ngàn cổ động viên Celtic liên tục nạp những thức uống có cồn. Những vỏ chai Brown Ale và miếng thủy tinh vỡ ở khắp mọi nơi. Nhiều bức graffiti được các cổ động viên Celtic vẽ lên các bức tường".
Có đến khoảng 10.000 cổ động viên Celtic tràn vào Gallowgate End khi trận đấu bắt đầu. Jim Scott là người ghi bàn duy nhất của trận đấu. Hàng loạt vụ bắt bớ diễn ra trong suốt trận đấu, ngay cả sau đó, Bill nhớ về những rắc rối tại Gallowgate End ở Strawberry Place: "Họ trở nên hoang dại".
Tờ Chronicle đưa tin về "những gã Glaswegians say mèm chạy khắp thành phố". Trận đấu với Celtic chỉ là khởi đầu cho những điều tương tự diễn ra tại St James Park, cũng như hàng loạt các sân vận động của bóng đá Anh.
|
Bóng đá Anh từng nổi danh với những gã holigan. |
Một năm sau, kình địch của Celtic - Ranger tới St James Park trong trận bán kết Fairs Cup để rồi chứng kiến thêm một vụ bạo loạn nữa, với hàng loạt chai lọ bị ném xuống sân. Đến năm 1974, các cổ động viên Newcastle từ khán đài Leazes End lao thẳng xuống sân trong trận đấu với Nottingham Forest tại FA Cup, một trong những màn đối đầu khét tiếng.
Sân St James Park vẫn còn lưu giữ nhiều ký ức về những cuộc bạo loạn ngay trong các trận đấu hồi thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Theo nhiều cách khác nhau, bóng đá trở nên vui vẻ hơn và dần bị chi phối nhiều hơn bởi tiền bạc, làm giảm tính vùng miền. Thật may, những ngày đen tối về những gã holigan đã lùi vào lịch sử.
* Nguồn Chroniclelive
Như Đạt (Bóng Đá 24h)