Thứ Hai, 11/11/2024Mới nhất
Zalo

Premiership, thú tiêu khiển mới của các đại gia

Thứ Hai 27/11/2006 15:56(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mua lại các CLB thuộc Premier League đang trở thành xu hướng ưa thích của nhiều tỷ phú bên ngoài xứ sương mù. Họ nhận ra rằng nếu bỏ một đồng hôm nay thì sẽ thu lại được rất nhiều trong tương lai. Đó là các khoản thu khổng lồ, bản quyền truyền hình hấp dẫn, và thương hiệu quốc tế có giá trị lớn.

Eggert Magnusson - ông chủ mới của West Ham United.
Eggert Magnusson - ông chủ mới của West Ham United.

Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter, mới cảnh báo trong tuần qua rằng mối đe dọa lớn nhất cho bóng đá là việc các tỷ phú ngoại quốc muốn bóng đá phục vụ họ thay vì cuộc chơi. Nhưng các CLB Anh vẫn tiếp tục tỏ thái độ chào đón và chứng minh sự hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với giới tài phiệt có thói quen xài tiền như nước.

West Ham đã trở thành CLB thứ 6 thuộc giải Ngoại hạng được mua lại bởi một nhà đầu tư nước ngoài - Eggert Magnusson, 59 tuổi, chủ tịch liên đoàn bóng đá Iceland kiêm thành viên cao cấp của ủy ban điều hành UEFA, đồng thời còn được biết đến với tư cách ông "sếp" của một tập đoàn lớn mà đứng sau nó là tỷ phú đồng hương khá nổi trong lĩnh vực ngân hàng, Bjorgolfur Gudmundsson.

Họ đã trả 85 triệu bảng (161,5 triệu USD) để đổi lấy một lượng lớn cổ phần của CLB chưa hề đoạt chức vô địch Anh nhưng gây tiếng vang lớn khi cung cấp cho đội tuyển Anh vô địch World Cup 1966 ba cầu thủ cực kỳ quan trọng. Đó là trung vệ Bobby Moore, tiền vệ Martin Peters, và tiền đạo Geoff Hurst.

Chưa biết liệu West Ham có đủ sức cạnh tranh với bốn đại gia MU, Liverpool, Arsenal, Chelsea trong tương lai gần, hoặc củng cố lực lượng để đứng vào nhóm các ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu vô địch Premier League hay không, nhưng rõ ràng không một ai có thể phủ nhận tiềm năng của CLB chủ sân Upton Park có sức chứa 35.000 khán giả. Con số này có thể tăng gấp đôi nếu West Ham chuyển tới sân Olympic, sau khi thế vận hội 2012 được tổ chức tại London.

Món đồ chơi thượng đẳng của các tỷ phú

Theo Bill Gerrard - một chuyên gia của đại học kinh tế thành phố Leeds - thì trong con mắt của một nhà đầu tư lớn, truyền thống lịch sử của một CLB hoàn toàn không ảnh hưởng tới tiềm năng phát triển tương lai.

"Ngoại hạng Anh là giải vô địch quốc gia số một thế giới", ông nhấn mạnh. "Ở đây luôn tập trung những HLV và cầu thủ tài năng nhất. Đó là lý do giúp nó luôn thu hút khán giả toàn cầu và chẳng có gì khó hiểu khi trở thành thú tiêu khiển thượng đẳng của các đại gia".

Alan Switzer, một nhà phân tích khác đang làm cho hãng kiểm toán Deloitte & Touche, tiết lộ rằng các CLB Premier League tỏ ra "dễ gần" hơn vì một phần lớn trong số này là công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

"Các CLB lớn của Tây Ban Nha thường được sở hữu bởi hội đồng thành viên nên việc mua lại thường khó khăn hơn nhiều so với CLB được niêm yết trên thị trường chứng khoán", ông khẳng định. "Một số CLB Italy cũng hoạt động theo dạng công ty niêm yết nhưng phần lớn vẫn nằm trong tay các nhà tài phiệt giàu có hoặc những tập đoàn lớn không hề có ý định bán".

Real hay Barca đều được sở hữu bởi hội đồng lên tới hơn 100.000 thành viên. Vì vậy, mỗi khi bầu chủ tịch mới bao giờ cũng có màn vận động tranh cử.

Real hay Barca đều được sở hữu bởi hội đồng lên tới hơn 100.000 thành viên. Vì vậy, mỗi khi bầu chủ tịch mới bao giờ cũng có màn vận động tranh cử.

Hai lý do "hấp dẫn khán giả toàn cầu" và "dễ mua" đã kích thích hầu bao của những ông chủ "tiền chất như núi". Xu hướng nhà đầu tư ngoại quốc thâu tóm CLB Anh được bắt đầu từ khi triệu phú người Ai Cập và là chủ của hệ thống siêu thị Harrods ở London, Mohamed Al Fayed, mua lại Fulham năm 1997 với giá 30 triệu bảng.

Sáu năm sau, Premier League thực sự là một ví dụ tiêu biểu về toàn cầu hóa. Tỷ phú Nga Roman Abramovich "nuốt" Chelsea (60 triệu), trùm dầu lửa Mỹ Malcolm Glazer giành quyền kiểm soát MU (790 triệu), trong khi một nhà tài phiệt đồng hương khác là Randy Lerner thâu tóm Aston Villa (62,6 triệu). Ngoài ra, nhà kinh doanh quốc tịch Pháp gốc Nga, Alexandre Gaydamak, cũng mới mua lại Portsmouth cách đây không lâu với giá 32 triệu bảng từ tay chủ cũ Milan Mandaric - một nhà đầu tư người Mỹ gốc Serbia.

Con số trên có thể sẽ tăng thêm khi Liverpool, vốn từng đàm phán gần hai năm trước với cựu thủ tướng Thái Lan kiêm tỷ phú truyền thông Thaksin Shinawatra, hiện đang thương lượng với một nhà tài phiệt người Mỹ có tên George Gillett.

Thú tiêu khiển đẻ ra tiền

Phong cách bóng đá bốc lửa giúp Premier League hút khán giả và thăng hoa trong lĩnh vực thương mại.

Phong cách bóng đá bốc lửa giúp Premier League hút khán giả và thăng hoa trong lĩnh vực thương mại.

Trong số năm giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, Bundesliga có lượng khán giả tới sân xem đông nhất mùa trước, trung bình 40.800 khán giả mỗi trận. Anh xếp thứ hai với 33.800, tiếp theo là Tây Ban Nha (28.500), Pháp (21.700) và Italy (21.500).

Tuy nhiên, các CLB Anh lại có doanh thu từ bản quyền truyền hình cao nhất, lên tới 564 triệu bảng (1,08 tỷ USD) cho một mùa, bắt đầu từ mùa giải 2007-08.

"Các đội bóng Premier League đang hưởng lợi rất nhiều từ sự hấp dẫn toàn cầu", Alan Switzer khẳng định. "Điều đó được thể hiện bằng việc tăng 50% tiền bản quyền truyền hình ở khu vực ngoài nước Anh trong hợp đồng mới".

Bên cạnh đó, sức mạnh tài chính và tiềm năng thương mại thực sự đã biến Premier League trở thành "gã khổng lồ" của bóng đá châu Âu.

"20 CLB của giải Ngoại hạng có tổng doanh thu trong mùa bóng 2004-2005 là 1,35 tỷ bảng (2,59 tỷ USD), trong khi đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất ở thời điểm đó là Serie A chỉ đạt 904 triệu bảng (1,73 tỷ USD)", Alan Switzerệ thống SVĐ hiện đại cùng các tiện nghi và dịch vụ hàng đầu cho phép họ bán vé với giá cao hơn so với các giải vô địch khác của châu Âu".

Theo VnExpress

Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X