Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

Premier League và những bản hợp đồng trong hoảng loạn

Thứ Tư 10/09/2014 20:51(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Trong lịch sử Ngoại hạng Anh, từng có nhiều đội bóng chi đậm vào giờ chót để mang về các tên tuổi khi mà áp lực từ các CĐV tăng cao.

Andy Carroll – Sai lầm tốn kém

10 ngày trước giờ đóng cửa kỳ chuyển nhượng mùa đông năm 2011, Giám đốc bóng đá của Liverpool Damien Comolli nhận tin Fernando Torres sẽ rời CLB. Vị này biết rằng ông phải thật nhanh chóng tìm phương án thay thế tiền đạo người Tây Ban Nha. “Fernando đến gặp tôi vào tối 21 hay 22 gì đó và nói cậu ấy sẽ đi. Tối hôm đó, tôi đã gọi đến Newcastle để hỏi về Andy Carroll”, Comolli kể lại trên BBC. Trước đó, Liverpool đã có được Luis Suarez nhưng họ muốn có thêm một tiền đạo khác và Carroll cập bến Anfield vào ngày 31/1.

 

Ban đầu Newcastle từ chối đề nghị 50 triệu đôla cho Carroll, nhưng cuối cùng Liverpool cũng đạt được mục đích khi nâng số tiền lên 58 triệu đôla. Thương vụ được hoàn thành vài phút trước 23h ngày 31/8 - giờ thị trường chuyển nhượng mùa hè châu Âu đóng cửa. Carroll đã chứng minh được tài năng của anh ở Newcastle nhưng Liverpool được xem là quá hoảng loạn khi mua tiền đạo khi ấy mới 20 tuổi. Kết quả, Carroll chỉ ghi được sáu bàn trong 26 trận ra sân ở Ngoại hạng Anh cho Liverpool và bị đẩy qua West Ham.

Benjani – Người mua hối hận

Ngày cuối của thị trường chuyển nhượng là thời điểm các phóng viên chầu chực ở phía ngoài doanh trại của các CLB để nghe ngóng tin tức. Đây chính xác là điều đã xảy ra trong thương vụ đưa tiền đạo Benjani từ Portsmouth sang Man City vào tháng 1/2008. Khi ấy, HLV Sven-Goran Eriksson đang rất cần một cây săn bàn sau khi bán Rolando Bianchi còn Darius Vassell muốn đá dạt cánh trái. Thương vụ này ban đầu khá suôn sẻ và các phóng viên bắt đầu đưa tin Benjani đồng ý gia nhập Man City. Ngày 31/1, tiền đạo người Zimbabwe chuẩn bị bay đến Manchester để hoàn tất các thủ tục và mọi chuyện bắt đầu khiến Man City hoảng loạn.

Benjani ngủ quên, lỡ hai chuyến bay và không thể đến Manchester trước 23h (theo giờ London). Man City khi ấy cuống lên và họ bắt đầu hối hận về bản hợp đồng này. Người phát ngôn của Man City sau đó thông báo thương vụ Benjani không thể hoàn thành trước thời hạn. Nhưng cuối cùng, ban tổ chức Ngoại hạng Anh tuyên bố họ đã nhận được những giấy tờ cần thiết đúng hạn và Benjani được phép đến Man City. Tiền đạo này có một khởi đầu không tồi, ghi bàn giúp Man City đá bại Man Utd 2-1 trong trận ra mắt. Tuy nhiên, Benjani liên tục vật lộn với chấn thương sau đó. Ra sân 23 trận và chỉ ghi được năm bàn, anh rời Man City năm 2010 sau khi hợp đồng hết hạn.

Marouane Fellaini – Đánh cược trong vội vã

Thêm một thương vụ theo kiểu nước đến chân mới nhảy khác, lần này chủ nhận là Man Utd. Sau khi thất bại trong việc chèo kéo Cesc Fabregas và Thiago Alcantara từ Barcelona, David Moyes khốn khổ quay lại với các học trò cũ ở Everton. Một lời đề nghị 46 triệu đôla cho cả Marouane Fellaini và Leighton Baines được đưa ra vào giữa tháng 8/2013 nhưng Everton gọi đó là sự sỉ nhục. Moyes và Man Utd đã quá chậm chạp dẫn đến việc họ mua hớ Fellaini 6.5 triệu đôla. Tiền vệ người Bỉ sở hữu điều khoản giải phóng hợp đồng với giá 39 triệu đôla nhưng hết hạn vào cuối tháng bảy.

Chỉ một tiếng trước khi thị trường chuyển nhượng đóng của, Man Utd tuyên bố mua được Fellaini với giá 45.5 triệu đôla. David Moyes ý thức được rằng hàng tiền vệ của Man Utd cần được củng cố, tuy vậy, quân bài mang tính chắp vá của ông đã không thể hiện được những gì người hâm mộ kỳ vọng. Fellaini chỉ ra sân 16 lần ở mùa giải trước.

Mikel Arteta – Anh chàng tội nghiệp

Mikel Arteta là một trong số ít những bản hợp đồng giờ chót chơi thành công ở CLB mới. Mùa hè 2011, Arsenal bán Cesc Fabregas và Samir Nasri, họ cần một sự bổ sung cho hàng tiền vệ. Tin tức về việc Arsenal liên hệ với Arteta xuất hiện vào 17h ngày 31/8. Thương vụ sau đó được ghi nhận là đã đổ bể do Everton không chấp nhận đề nghị từ phía CLB thành London. Tuy nhiên, chỉ một tiếng trước khi kỳ chuyển nhượng khép lại, Arteta nộp đơn xin được đến Arsenal và vụ chuyển nhượng được hoàn thành chỉ vài phút trước thời hạn.

Thương vụ này sau đó đã nhận không ít chỉ trích từ các CĐV Arsenal, những người mong muốn một cầu thủ tài năng hơn sau khi chứng kiến tiền vệ tài năng Fabregas bị cuỗm mất. Nhưng cuối cùng, Arteta đã chứng tỏ khả năng của anh, giữ được chân trong đội hình chính và từ mùa này đeo băng đội trưởng.

Roman Pavlyuchenko – Thương vụ ngoài ý muốn

Thương vụ của tiền đạo người Nga Roman Pavlyuchenko không quá gấp gáp. Tuy nhiên, 23 triệu đôla mà Tottenham trả cho Spartak Moscow giống như để kiếm người lấp vào lỗ hổng ở hàng công. Chỉ vài ngày trước đó, Robbie Keane rời Tottenham để gia nhập Liverpool, Dimitar Berbatov cũng chuẩn bị đến Man Utd. HLV Juande Ramos cần gấp một tiền đạo đẳng cấp và Pavlyuchenko được liên hệ. Pavlyuchenko đã có một kỳ Euro 2008 thành công với đội tuyển Nga và là bom tấn của Tottenham vào năm đó. Tuy nhiên, Juande Ramos khẳng định ông muốn Samuel Eto'o và David Villa chứ không phải tiền đạo người Nga.

Đối với Pavlyuchenko, mùa giải đầu tiên của anh không đến nỗi tệ với 14 bàn sau 36 lần ra sân. Tuy nhiên, sau khi Harry Redknapp lên thay Ramos, cơ hội ra sân của tiền đạo người Nga bị thu hẹp. Anh trở thành sự lựa chọn thứ tư cho vị trí tiền đạo và Pavlyuchenko sau này gọi đó là cách Redknapp giễu cợt anh. Tháng 2/2012, Pavlyuchenko chuyển đến Lokomotiv Moscow sau khi ghi 42 bàn cho Tottenham trong 113 lần ra sân.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Ruud van Nistelrooy đã không giành được chiến thắng trong trận đầu tiên tại Premier League với tư cách huấn luyện viên tạm quyền Manchester United khi “Quỷ đỏ” bị Chelsea cầm chân 1-1 tại Old Trafford. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực về tinh thần và chiến thuật phát đi từ United.

Video

Xem thêm
top-arrow
X