Một tuần lễ đầy ắp những tin tức chẳng vui chút nào cho Premier League. Liverpool vật lộn tìm cách đáo nợ. West Ham một lần nữa phải đổi chủ do chủ cũ gặp khó khăn tài chính. Nhưng sốc nhất là việc Newcastle, tên tuổi quen thuộc mới rớt hạng sau mùa giải qua, bị rao bán với giá 100 triệu bảng đồng thời toàn bộ đội hình cũng nằm trong danh sách chuyển nhượng. Phải chăng, quả bong bóng Premier League đang sắp vỡ?
Họ đổ xô về xứ sở sương mù trong một cơn khát lợi nhuận. Các triệu phú Nga, Mỹ, Arab... đột nhiên hứng thú với trái bóng tròn một cách đặc biệt. Trong tuyên bố chính thức, ai cũng “yêu” bóng đá Anh. Nhưng hãy thử hỏi gia đình Glazer chẳng hạn về luật bóng đá xem, chưa chắc họ đã hiểu nhiều dù đang sở hữu “Quỷ đỏ” lẫy lừng. Cái mà các nhà đầu tư “yêu” thực sự là viễn cảnh đút túi hàng triệu, chục triệu bảng từ bản quyền truyền hình, từ bán áo đấu, từ bán vé vào sân, từ các chuyến đi “làm kinh tế” mỗi Hè. Vậy tại sao Premier League chấp nhận và chào đón làn sóng đó? Vì thực tế, luật Anh coi các CLB như các doanh nghiệp bình thường và chuyện bị các nhà đầu tư ngoại quốc thôn tính chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Quan trọng hơn, Premier League chủ trương phát triển theo hướng thương mại hóa nên càng hoan nghênh sự hiện diện của các ông chủ ngoại, những người sẵn sàng bơm tiền vào đội bóng, đem về các ngôi sao lớn trong nỗ lực đưa CLB lên đỉnh cao.
Thực tế phũ phàng
Nhưng, không phải lúc nào, dự án bóng đá này cũng đem lại lợi nhuận và có triển vọng sáng sủa. Chưa vội bàn đến các ông chủ ngoại, ngay cả một ông chủ nội như Mike Ashley ở Newcastle đang thấm thía thất bại toàn diện. Đầu Hè 2007, nhà kinh doanh trong lĩnh vực thể thao này bỏ ra 134 triệu bảng để mua lại “Chích chòe”, niềm tự hào bóng đá Đông Bắc.Mike Ashley đang rao bán rẻ Newcaslte
Từ đó đến nay, Ashley dốc ra thêm 200 triệu bảng nữa để giảm bớt mức nợ của CLB đồng thời ném vào thị trường chuyển nhượng. Thích mặc áo truyền thống sọc đen trắng ngồi hòa cùng các fan gạo cội trên khán đài, ông chủ này cũng có thể coi là đam mê với sân cỏ nếu so với những ông chủ ngoại chẳng mấy khi mò tới Premier League. Nhưng những quyết định đầy lộn xộn của Ashley góp phần khiến Newcastle phải ngậm ngùi xuống chơi ở Championship mùa giải sau. Và Ashley cũng đành kết thúc giấc mơ của mình theo cách cũng hết sức lộn xộn!
Đầu tuần này, một thông báo kỳ quặc xuất hiện trên website chính thức của Newcastle viết: “CLB được bán với giá 100 triệu bảng”. Hài hước hơn, Newcastle còn đề nghị những ai quan tâm hãy… liên lạc qua e-mail: admin@nufc.co.ukmà không cần nói, hộp thư này nhanh chóng đầy ắp những thư chỉ trích từ các fan. Chưa bao giờ, một đội bóng được rao bán kiểu online như trên eBay vậy và các chuyên gia chê kiểu cách này của ban lãnh đạo Newcastle là quá nghiệp dư khi mời mọc người mua qua e-mail. Toàn bộ đội hình 1 cũng đã đưa vào danh sách chuyển nhượng bởi Ashley chịu không thấu việc mỗi ngày vẫn đang phải trả khoảng 200.000 bảng tiền lương. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thị trường thể thao Anh cho rằng giỏi lắm, Ashley chỉ đẩy được “gánh nợ” Newcastle với giá khoảng 80 triệu bảng mà lúc này, cũng chẳng nhiều nhà đầu tư mặn mà. Sáng giá nhất đang là Freddy Shepherd, cựu Chủ tịch Newcastle trước đây, người bán lại đội bóng cho Ashley!
Trong khi St James’ Park đang sục sôi đòi nhanh chóng biết tương lai của CLB sẽ ra sao khi Alan Shearer vẫn chưa được bổ nhiệm làm HLV lâu dài còn đội bóng chưa có một động thái chuyển nhượng nào chuẩn bị cho mùa giải mới ở Championship thì West Ham đã biết mặt chủ mới của mình. Đó là công ty quản lý tài sản CB Holdings, một chi nhánh của ngân hàng Iceland Straumur. Ông chủ trước của West Ham, nhà tỷ phú giàu thứ nhì Iceland, Bjorgolfur Gudmundsson, là một nạn nhân lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Tháng 3 năm ngoái, tạp chí Forbes còn xếp Gudmundsson đứng hàng 1.014 trong danh sách những người giàu nhất thế giới với tài sản được định giá là 1,1 tỷ USD nhưng đến tháng 12 cùng năm, cũng theo Forbes, nó đã thành con số 0 tròn trĩnh. Gudmundsson phải rao bán West Ham nhưng chẳng ai mặn mà. Cuối cùng, ngân hàng Straumur mà Gudmundsson nợ 100 triệu bảng, đành tiếp quản CLB. Tuy nhiên, cuộc chuyển giao này có thể xem là khá êm thấm và thậm chí HLV Gianfranco Zola còn được chủ mới CB Holdings bảo đảm chiếc ghế đồng thời cung cấp thêm tài chính cho chuyển nhượng.
Nguy cơ vỡ nợ
Những trường hợp như Ashley hay Gudmundsson (một cựu cầu thủ) có thể xem là các ông chủ ném tiền vào Premier League vì niềm đam mê bên cạnh tính toán tiền bạc. Còn các ông chủ thực sự coi giải Ngoại hạng chỉ là một lĩnh vực đầu tư thì sao? Họ đang vật lộn để đối phó với những khoản nợ ngày càng tăng.Tom Hicks và George Gillett không mang lại được nhiều điều tốt đẹp cho Liverpool
Trường hợp của Liverpool là điển hình. Bộ đôi chủ Mỹ Tom Hicks-George Gillett chẳng biết gì nhiều về đội bóng giàu truyền thống nhất xứ sở sương mù này ngoài vài DVD xem vội vàng. Khi họ mua Liverpool hồi đầu năm 2007, ai cũng thấy rõ đấy là một dự án đầu tư không hơn không kém bởi đa phần nguồn tài chính cho cuộc thôn tính đó là vay mượn. Và giờ thì Hicks cùng Gillett đang loay hoay tìm cách đáo nợ khoản tiền đã lên đến 350 triệu bảng vay của các Ngân hàng Hoàng gia Scotland và Wachovia trước thời hạn chót ngày 24/7 tới. Nhiều khả năng, họ sẽ đáo được nợ. Nhưng kế hoạch xây dựng một SVĐ mới cho Liverpool thì ngày càng nhạt nhòa dần. Trong bối cảnh tài chính toàn cầu bê bối như hiện nay, hỏi vay thêm 400 triệu bảng từ các ngân hàng là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Không có SVĐ mới đồng nghĩa nguồn thu cho Hicks và Gillett sẽ không thể tăng. Người ta đang báo động về nguy cơ vỡ nợ ở Liverpool mà những con số cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng. Tính hết năm tài khóa kết thúc vào tháng 7/2008, bất chấp CLB đạt doanh thu kỷ lục 164,2 triệu bảng, họ vẫn thua lỗ 42,6 triệu bảng bởi tiền lãi ngân hàng quá lớn mà riêng năm ngoái, Liverpool phải trả cho các ngân hàng 36,8 triệu bảng. Tiết lộ mới đây về chi phí lên tới 2 triệu bảng cho tiền đi lại, tư vấn, môi giới của Hicks và Gillett càng làm các fan Anfield giận dữ.
Tương tự, tình hình cũng không mấy khá khẩm ở M.U. Dù mùa giải 2007-2008 đầy ắp vinh quang với cú đúp Premier League và Champions League, dù đạt doanh thu ấn tượng, họ vẫn lỗ 44,8 triệu bảng bởi phải trả tiền lãi quá nhiều. CLB này nợ tới 699 triệu bảng vì gia đình triệu phú Mỹ Glazer khi mua đội bóng năm 2005 chủ yếu dựa vào nguồn tài chính đi vay rồi sau đó, những ông chủ mới này trút hết nợ sang CLB. Trong vòng 3 năm tính đến 2008, chỉ riêng tiền lãi mà MU phải trả đã lên đến 263 triệu bảng!
Tất nhiên, một khi Sir Alex Ferguson còn cười tươi trên bục vinh quang, một khi khán giả vẫn đầy ắp Old Trafford mỗi cuối tuần, nhà Glazer còn “bình chân như vại” và các ngân hàng cũng không lo lắng cho các khoản nợ. Song, từ câu chuyện của Liverpool đến M.U, Premier League thực sự cần được cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ (theo số liệu mới nhất, 20 đội bóng ở Premier League đang nợ tới 3,1 tỷ bảng). Mới đây, tin dữ về hoạt động khó khăn của truyền hình Setanta (cùng mua bản quyền với SkyB) càng làm Premier League lo âu vì có thể mất 500 triệu bảng từ hợp đồng bản quyền truyền hình.
Khi thu không bù được chi, khi nợ nần cứ phình to với tốc độ chóng mặt, Premier League đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính của chính mình. Nó là mối đe dọa thực tế bởi con đường đó chẳng khác gì con đường dẫn hệ thống tài chính toàn cầu suy sụp hiện nay…
(Theo Thể Thao Văn Hóa)
Kể từ khi ra đời năm 1992 đến nay, Premier League được xem là mô hình phát triển thành công nhất của bóng đá châu Âu. Liên tục đạt được các hợp đồng bản quyền truyền hình hậu hĩ, các thương hiệu như M.U, Chelsea… ngày càng được mở rộng khắp mọi ngóc ngách thế giới. Cộng thêm thành công cả trên sân cỏ, vài năm gần đây, Premier League là miền đất hứa cho các ngôi sao, các HLV và cả các nhà đầu tư.
Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
HLV Tottenham đặt mục tiêu chấm dứt chuỗi vô địch của Man City
HLV Tottenham đặt mục tiêu chấm dứt chuỗi vô địch của Man City
Cột mốc đặc biệt của Mikel Arteta cùng Arsenal
Cột mốc đặc biệt của Mikel Arteta cùng Arsenal
Pep Guardiola ước Man City có thể đá như...Bournemouth
Pep Guardiola ước Man City có thể đá như...Bournemouth
Erling Haaland chỉ ra điều ấn tượng nhất ở Pep Guardiola
Erling Haaland chỉ ra điều ấn tượng nhất ở Pep Guardiola
Nhận định Ipswich vs MU (23h30 ngày 24/11): Ngày Ruben Amorim ra mắt
Nhận định Ipswich vs MU (23h30 ngày 24/11): Ngày Ruben Amorim ra mắt
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11: Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11: Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A...
Arsenal đón tin sốc từ chấn thương của Ben White
Arsenal đón tin sốc từ chấn thương của Ben White
HLV Mikel Arteta xác nhận Ben White sẽ phải nghỉ thi đấu trong nhiều tháng tiếp theo vì chấn thương.