Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Premier League còn phân hóa hơn cả Liga?

Thứ Hai 19/05/2014 14:17(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Các CĐV hào hứng với mùa giải. Các nhà báo gọi mùa giải là “khó dự đoán nhất từ trước đến nay” hoặc “điên rồ”. Nhưng thật sự, Premier League đang ngày càng phân cấp, và sự hấp dẫn của nó thật ra, do những Crystal Palace, Sunderland... tạo nên.

Khoảng cách giữa các đội mạnh và các đội top dưới ngày càng xa hơn. John Goddard, Giáo sư kinh tế tài chính ở trường Bangor Business gần đây đã nghiên cứu sự cạnh tranh 5 giải VĐQG hàng đầu từ những năm 1970. Ông khám phá rằng từ khi Premier League thành lập, khoảng cách giữa các đội Top 4 với phần còn lại ngày càng xa.

 

Premier League phân cấp rõ rệt

Phương pháp của Goddard rất đơn giản nhưng tỉ mỉ: Mỗi mùa giải từ 1977-78, ông đều tính toán thành tích 4 đội hàng đầu ở Premier League/Giải hạng nhất Anh, La Liga, Bundesliga, Serie A và Ligue 1, dựa trên vị trí của giải đấu với 5 mùa trước đó. Ông tính toán tỉ lệ thắng trung bình của của 4 đội mỗi mùa: thắng được 1 điểm, hòa được 0,5 điểm và thua được 0 điểm.

Phương pháp giúp tạo ra một chỉ số, tạm gọi là “Chỉ số quyền lực”, được tính bằng kết quả thi đấu của 4 đội hàng đầu và liên quan đến cả giải đấu qua mỗi mùa. Từ 1982 đến 1992, chỉ số quyền lực của Giải hạng Nhất Anh là 0,6; gần như ngang bằng các giải Pháp, Đức, Italy và kém hơn Tây Ban Nha một chút. Về cơ bản, tỉ lệ các đội mạnh thua các đội yếu hơn là tương tự.

Nhưng từ năm 1992 khi Premier League được thành lập, chỉ số quyền lực của nước Anh tăng lên 0,67, đứng trên Serie A (0,66), La Liga (0,64), Bundesliga (0,62), Ligue 1 (0,6). Ở mọi giải , các đội hàng đầu ngày càng chứng tỏ sự thống trị. Nhưng hiệu ứng ấy ở Premier League là rõ nhất.

Mùa 2013-14, tỉ lệ thắng trung bình của 4 đội hàng đầu giải đấu là 0,71 – cao nhất từ mùa 2008-09. Trong khi đó tại Bundesliga và La Liga, con số là 0,72, với Serie A là 0,69 và Ligue 1 là 0,66. Ở mọi giải, khoảng cách trình độ giữa các đội Top 4 với phần còn lại ngày càng lớn.

Đó là lý do tại sao nói Premier League đang bị phân cấp. Đặc biệt khi xét đến các đội Top 4 là Manchester City, Liverpool, Chelsea và Arsenal. Họ đá 80 trận mùa này, thắng 63, hòa 10 và thua chỉ 7; giành trung bình 2,49 điểm/trận, thành tích tốt nhất của các đội Top 4 theo tính toán của Goddard từ mùa 1981-82.

Hấp dẫn nhờ các đội Top dưới

Có thể phần lớn cảm thấy mùa giải giàu cạnh tranh hơn vì những kết quả gây sốc. Chính vì vài kết quả mang tính bước ngoặt, cuộc đua vô địch, đua giành suất dự Champions League, đua chống xuống hạng còn hấp dẫn dến tháng Tư.

Ngôi đầu Premier League mùa này đổi chủ 25 lần. Crystal Palace thắng đội đang đua ngôi đầu Liverpool 3-0. Sunderland chấm dứt chuỗi 78 trận bất bại trên sân nhà của Jose Mourinho tại Premier League. Sau đó là Manchester United, đội tạo ra cảm giác cạnh tranh rõ nhất khi từ ĐKVĐ xuống đứng thứ 7 mùa này.

Vậy sự mạnh lên của các đội Top 4 có là vấn đề? Có lẽ so sánh Premier League thời đại này với cái thời Derby quyết đấu Nottingham Forest để giành cúp; Ipswich và Watford cũng đứng rất gần phía sau là quá khập khiễng. Sự gia tăng về khán giả và bản quyền truyền hình là bằng chứngcho thấy CĐV vẫn rất hứng thú với giải đấu. Dù có thể đấy chỉ là cảm giác, thì nó vẫn là yếu tố sống còn để một giải đấu sinh lời và phát triển. Chuyện đó quan trọng hơn các thống kê khô khan?

Và chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm: Cân bằng cạnh tranh và cường độ cạnh tranh. Cân bằng cạnh tranh tạo ra mức độ phân cấp, khiến kết quả của các trận có đội Top đầu dễ đoán hơn. Còn cường độ cạnh tranh ảnh hưởng đến cả giải đấu, khiến chất lượng các trận đấu xuống thấp, và các cuộc đua tẻ nhạt. Chính những kẻ bướng bỉnh như Palace, Sunderland... duy trì cường độ cạnh tranh cho giải đấu.

Bill Gerrard, giáo sư kinh tế và nhà phân tích thể thao ở Đại học kinh tế Leeds chỉ ra: “Premier League ngày càng phân cấp nhưng vẫn rất cạnh tranh ở mùa này, với chỉ Southampton và Newcastle hết động lực trong những tháng cuối. Tôi không tin rằng sự mạnh lên của các đội Top đầu xói mòn sự cạnh tranh. Đánh mất cường độ cạnh tranh mới là giết chết giải đấu”.

Theo Thể Thao Văn Hoá

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X