Thứ Tư, 25/12/2024Mới nhất
Zalo

Premier League 2012/13: Mỗi nhà mỗi cảnh

Thứ Ba 25/12/2012 12:20(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Ngoại hạng Anh đã đi được nửa chặng đường. Các nhóm bắt đầu tách ra nhưng có một điểm chung ai cũng thấy rõ ràng là đội bóng nào cũng có những khó khăn riêng.

1. M.U đã có trận hòa đầu tiên để “giúp” Man City rút ngắn khoảng cách với họ xuống còn 4 điểm, một khoảng cách mong manh. Quỷ đỏ cần nhận thức rõ rằng, thế của họ không phải là độc tôn, nếu không muốn nói là vẫn còn bấp bênh lắm.

Man City là đội thua ít nhất Premier League 2012/13 tính tới lúc này, với chỉ 1 trận trước chính M.U. Nhưng họ bị bỏ lại phía sau vì hòa quá nhiều. Và nếu như từ nay đến hết mùa giải, M.U gặp phải nhiều đối thủ như Swansea vừa qua, ngôi vô địch không thể về tay họ. Đơn giản, M.U đã thua 3 trận và không thể thua thêm nữa nếu muốn lên ngôi. Trong tâm thế đá “không được thua nhưng cũng không được hòa”, chính M.U mới là đội phải vất vả ở lượt về.

Wenger đang tự dối lòng hay là ông đang có những toan tính riêng
 

2. Đứng thứ 4 trên BXH, Arsenal cho thấy họ đã trở lại với cuộc chơi. Song, muốn “chơi cho ra chơi”, Arsenal chắc chắn phải bổ sung nhân sự, ít nhất là ở hàng công và trung tâm hàng tiền vệ, nơi mà chấn thương mãn tính của Diaby cần được HLV Wenger nhận thức rõ là không thể phục vụ đội bóng một cách ổn định và lâu dài. Nhưng Arsenal khó lòng kiếm được những chữ ký phù hợp vì lý do đơn giản: Tiền.

Không phải Arsenal không có tiền và càng không phải họ hà tiện. Lý do Arsenal không thể trả lương cao vì quỹ lương đội 1 của họ quá eo hẹp. Ngân sách lương mỗi mùa của Arsenal thực ra không thua M.U nhưng họ lại không thể trả lương khủng. Dễ hiểu, bởi Arsenal nuôi quá nhiều cầu thủ trẻ so với M.U, Chelsea hay Man City. Số lượng cầu thủ trẻ hưởng lương ở Arsenal luôn gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi đối thủ. Và chính họ đã ngốn một khoản tiền lớn khiến quỹ lương của đội 1 không thể đáp ứng được đòi hỏi của các ngôi sao giá trị. Bi kịch của Arsenal nằm ở đó.

Thêm vào đó, HLV Wenger không giỏi tiêu tiền. Trong khi không thể trả lương kha khá cho một ngôi sao (100.000 bảng/tuần trở lên) thì ông lại đang hoang phí mỗi tuần gần 150.000 bảng cho những cầu thủ vô dụng. Điển hình là tiền đạo Chamakh. Bớt đi hai người như Chamakh, Arsenal sẽ có một ngôi sao tấn công đáng tầm.

3. Nhưng Arsenal trông vậy lại ổn định đường dài hơn Chelsea và Man City rất nhiều. Công tác đào tạo trẻ của Arsenal vượt trội hai đối thủ này. Họ để quỹ lương cho đội trẻ cao cũng là vì muốn tài năng gắn bó với CLB. Thế nên, nhu cầu tiêu tiền của Arsenal sẽ không mạnh mẽ như Man City hay Chelsea và vượt trên tất cả, họ tính được đường dài tốt hơn hẳn.

Chỉ có số lượng cũng như tỷ lệ trong quỹ lương của đội trẻ M.U là cân bằng nhất. M.U vẫn có lứa trẻ đủ để kế cận nhưng không để quỹ lương trẻ ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương đội 1. Họ phát triển cân bằng và ổn định hơn hẳn là ở điểm đó.

Cái khó của M.U là làm sao duy trì phong độ cao ở 20 vòng còn lại. Cái khó của Arsenal là làm sao cân bằng lại quỹ lương để tăng ngân sách cho đội 1. Còn cái khó của Man City và Chelsea thì trường kỳ hơn: Làm sao để tạo cho mình một học viện chất lượng thật sự…

Anh Linh - Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Video

Nhận định Bournemouth vs Crystal Palace (22h00 ngày 26/12): Hạ gục “Đại bàng”

Nhận định Bournemouth vs Crystal Palace (22h00 ngày 26/12): Hạ gục “Đại bàng”

Nhận định Bournemouth vs Crystal Palace (22h00 ngày 26/12): Hạ gục “Đại bàng”

Bournemouth đang đạt phong độ cực cao và tinh thần vô cùng phấn chấn sau khi hủy diệt Man United cuối tuần qua. Đối đầu với họ là một Palace vừa phải nhận trận thua đậm trước Arsenal và ý chí cũng có phần bị ảnh hưởng.

Xem thêm
top-arrow
X