Thứ Bảy, 09/11/2024Mới nhất
Zalo

Nhìn lại Premier League 2009-2010 qua những con số thống kê thú vị

Thứ Tư 12/05/2010 10:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Một mùa giải nữa của Premier League đã đi qua với niềm vui dành cho đội này, nỗi buồn dành cho đội kia. Chelsea xuất sắc giành lấy ngôi Vua sau 3 năm trời bị chiếm giữ bởi "Quỷ đỏ" thành Manchester. MU ngậm ngùi đứng ở vị trí Á quân và không đạt được ước nguyện lần thứ 19 đăng quang tại giải VĐQG. Tottenham đã phá vỡ thế độc quyền tồn tại suốt bao năm qua của nhóm "tứ đại gia" bằng việc chen chân thành công vào Top 4. Còn "gã nhà giàu" Man City chinh phục thất bại một suất tham dự Champions League và đành chờ cơ hội vào năm tới. Dưới đây là những con số thống kê thú vị về Premier League mùa vừa qua.

>>> Mổ xẻ thất bại của MU: 10 nguyên nhân chính
>>> Premiership 2009/2010 tràn ngập bàn thắng: Buồn nhiều hơn vui
>>> Giải mã ngôi Vương của Chelsea: 10 nhân tố quyết định

0: West Ham là đội bóng London duy nhất không thắng bất cứ một đối thủ nào cùng thành phố trong mùa giải này.

3: Nếu chỉ tính riêng trong năm 2010 thì Everton xếp thứ 3 về mặt điểm số, ít hơn 3 điểm so với đội đứng đầu,....Manchester United

3: Burnley là đội bóng duy nhất có 3 cầu thủ thi đấu đủ 38 trận (Tyrone Mears, Wade Elliott và Brian Jensen), nhiều hơn bất cứ một đội nào.

Nhà vô địch Chelsea tạo nên vô số kỷ lục mới

4: Chelsea là đội thứ 7 trong lịch sử lập nên thành tích: ghi được từ 7 bàn thắng trở lên trong 4 trận đấu khác nhau của mùa giải (Sunderland 7-2, Aston Villa 7-1, Stoke City 7-0 và Wigan 8-0). Đội bóng gần nhất làm được điều này là Arsenal từ cách đây gần 70 năm, mùa giải 1934-1935.

4: Robert Green là thủ thành mắc nhiều sai lầm nghiêm trong nhất khi có tới 4 lần "biếu không" cho đối phương bàn thắng.

6: Trong 7 mùa gần đây, có tới 6 lần Kevin Davies của Bolton được trao danh hiệu "Cầu thủ chơi rắn nhất Premier League". Mùa này, tổng cộng Davies phạm lỗi 121 lần, cao nhất trong sự nghiệp. "Thành tích" này càng trở nên ấn tượng bởi Davies là một tiền đạo chính hiệu chứ không phải là một hậu vệ như nhiều người lầm tưởng khi thấy tên anh đứng đầu ở tiêu chí này. Nhờ có đóng góp của Davies mà Bolton trở thành đội "chém đinh, chặt sắt" ghê nhất với 564 lần phạm lỗi.

7: Richard Dunne của Aston Villa đã đi vào lịch sử của Premier League như là cầu thủ đá phản lưới nhà nhiều nhất trong một mùa giải (7 lần).

8: Riêng trong ngày 31/10/2009, các trọng tài đã phải rút ra tới 8 tấm thẻ đỏ, điều chưa từng xảy ra ở giải đấu.

9: Sunderland là đội đầu tiên có tới 9 cầu thủ bị đuổi khỏi sân trong một mùa giải. Còn trọng tài Andre Marriner được coi là người nghiêm khắc nhất mùa này khi đã 9 lần giơ lên tấm thẻ đỏ.

10: Số bàn thắng từ chấm phạt 11m của Frank Lampard trong mùa giải, kém một bàn so với kỷ lục mà Andrew Johnson lập được ở mùa giải 2004-2005 trong màu áo Crystal Palace.

10: Không cầu thủ nào hơn được Darrent Bent của Sunderland ở khoản bắt nhịp nhanh với trận đấu. Trong 15 phút đầu tiên, tiền đạo người Anh ghi được tới 10 bàn, gần bằng 1/2 tổng số bàn có được trong cả mùa (24).

MU được đối phương ưu ái nhất khi "dâng tặng" 12 bàn đá phản lưới

12: "Người" xếp thứ 2 sau Wayne Rooney trong danh sách ghi bàn của Manchester United tại mùa giải này là: .... cầu thủ đối phương. MU được hưởng tới 12 bàn đá phản lưới nhà, kỷ lục không biết đến bao giờ mới bị phá vỡ. Trước đó, nhiều nhất một đội cũng chỉ được đối phương "tặng" không quá 6 bàn.

12:  Trong 12 trận liên tiếp (từ 21/11/2009 đến 07/02/2010), Birmingham ra sân với cùng một đội hình xuất phát. Chưa có một đội nào "ổn định" trong một thời gian dài đến vậy.

14: Lampard là nhà kiến tạo tài ba nhất mùa giải với 14 đường chuyền thành bàn, nhiều hơn một so với người đứng sau, nhạc trưởng Arsenal, Cesc Fabregas.

15: Arsene Wenger là người thành công nhất trong chính sách thay người khi những cầu thủ ông tung vào sân từ băng ghế dự bị đã có được 15 bàn thắng, hơn 14 bàn so với đội xếp cuối ở hạng mục này, Hull City.

16: Trong mùa giải 2009-2010, Everton và Chelsea cùng sở hữu 16 bàn thắng đến từ các pha đánh đầu.

17: Burnley đã thua tới 17/19 trận trên sân khách mùa này, thành tích kém nhất trong lịch sử Premier League. Vì thế, việc đội bóng này phải trở về cái "máng lợn" hạng Nhất chỉ sau một mùa giải thăng hạng là điều tất nhiên. Còn trọng tài Mike Dean đã 17 lần thổi penalty trong 30 trận ông bắt chính.

19: Danh sách ghi bàn của Tottenham mùa này gồm đến 19 cái tên, dài nhất từ trước đến nay. Đội xuống hạng Hull City đứng thứ 2 với 18 cầu thủ lập công trong mùa giải.

20: Liverpool chắc chắn là đội bóng kém may mắn nhất mùa bóng khi có tới 20 lần kết thúc trúng khung gỗ. Mùa trước, họ cũng là đội số 1 ở cái thành tích không biết nên vui hay buồn này với 26 lần.

22: Hull City là đội bóng có nhiều cầu thủ bị phạt thẻ vàng nhất (22 người).

25: Rooney là cầu thủ người Anh đầu tiên đạt tới cột mốc 25 bàn thắng (hoặc hơn) trong một mùa giải kể từ thời của Kevin Phillips cách đây 10 năm (30 bàn thắng vào mùa giải 1999-2000 trong màu áo Sunderland.

25: Rory Delap của Stoke City được mệnh danh là cầu thủ sở hữu khả năng ném biên vô cùng đáng sợ. Mùa này, anh đã 25 lần tạo ra những cơ hội ăn bàn cho đồng đội từ cái tài lẻ đặc biệt của mình, nhiều hơn 4 lần so với mùa trước. Tuy nhiên, Bolton mới là đội có nhiều bàn thắng nhất từ các pha ném biên: 6 bàn.

"Vua ném biên" Rory Delap

26: Trong 5 chuyến làm khách tới London mùa này, Wigan thủng lưới tới 26 lần (0-4 trước Arsenal, 1-9 trước Tottenham, 1-2 trước Fulham, 2-3 trước West Ham và chốt lại bằng trận đại bại 0-8 trước Chelsea ở vòng đấu cuối cùng).

31: Tiền vệ David Dunn của Blackburn là cầu thủ đạt hiệu suất ghi bàn cao nhất (tổng số bàn/tổng số pha dứt điểm thực hiện): 31% và người xếp thứ 2 chỉ đạt con số 25%

33: Portsmouth sử dụng nhiều cầu thủ nhất mùa giải năm nay (33 người). Nếu không bị trừ 9 điểm do đang đứng trên bờ vực phá sản, có thể Portsmouth đã không bị xuống hạng

37: Stilian Petrov giành danh hiệu "Cầu thủ dứt điểm tệ nhất Premier League" mùa giải năm nay khi trải qua 37 trận đấu với gần 50 chục pha kết thúc các kiểu khác nhau mà anh không có nổi một bàn thắng nào.

43: Burnley trở thành đội bóng thứ 43 thi đấu ở Premier League kể từ khi giải đấu hạng cao nhất nước Anh mang cái tên này vào mùa giải 1992-1993. 43 cũng là tổng số bàn đá phản lưới nhà trong cả mùa giải, một kỷ lục mới của Premier League.

47: Cầu thủ bị John Terry "cắm sừng", Wayne Bridge đang khoác áo Man City "xuất sắc" thực hiện tới 47 đường chuyền sai đại chỉ. Không hiểu đây có phải là một trong những nguyên nhân khiến anh không được Capello triệu tập vào danh sách ĐT Anh tham dự WC 2010.

59: Defoe của Tottenham là cầu thủ dính bẫy việt vị nhiều nhất (59 lần)

63: Chelsea cực kỳ nguy hiểm trong những tình huống cố định khi 63% số bàn thắng của họ mùa giải này đến từ những pha "bóng tĩnh", cao nhất giải Ngoại hạng. Năm ngoái, không đội nào vượt quá tỷ lệ 38%.

67: Kể từ tháng 8 năm 1993, Tottenham "bất khả chiến thắng" trong 67 trận đối đầu với nhóm "tứ đại gia" (Chelsea, MU, Arsenal, Liverpool). Vậy mà, họ vẫn xuất sắc chen chân vào Top 4 mùa này.

Tottenham không thắng nổi "tứ đại gia" những vẫn có mặt ở Top 4

79: Trong lịch sử giải đấu, chưa từng ghi nhận một trường hợp nào để thủng lưới quá 70 bàn trong một mùa giải mà vẫn trụ hạng. Thế nhưng, năm nay, Wigan đã phá vỡ quy tắc đó khi đứng ở vị trí thứ 16 với số bàn thua 79.

81: Đánh bại Van der Sar quả là nhiệm vụ không hề dễ dàng bởi tỷ lệ cản phá thành công của thủ môn người Hà Lan mùa này lên tới 81%.

86: Chelsea đăng quang với số điểm chỉ bằng đội xếp thứ 2 mùa trước, Liverpool (86 điểm). Các đội cũng ghi được tổng cộng 86 bàn thắng từ chấm phạt 11m, kém 1 bàn so với kỷ lục mọi thời đại (87 bàn vào mùa giải 2006-2007).

100: Ba cầu thủ của Manchester United (Rooney, Scholes, Giggs) đã đạt tới cột mốc 100 bàn thắng ở Premier League, đưa danh sách những người có được thành tích này lên con số 19.

103: Chelsea là đội đầu tiên ghi được quá 100 bàn thắng ở giải VĐQG Anh (nay gọi là Premier League) kể từ thành tích 111 bàn của Tottenham lập được vào mùa giải 1962-1963 nhưng khi đó Spurs thi đấu nhiều hơn 4 trận.

834: Tổng số cú sút mà Chelsea thực hiện mùa này (bao gồm cả bị cản phá), nhiều hơn 140 so với đội đứng sau. Mùa trước, họ cũng là đội bắn phá khung thành đối phương nhiều nhất (797).

1.000: Portsmouth là đội có vinh dự ghi được bàn thắng thứ 500 và 1.000 của Premier League 2009-2010. Tác giả bàn thắng thứ 500 là Nadir Belhadj lập được trong thắng lợi 2-0 trước Liverpool ở vòng 17 còn Michael Brown ghi bàn thứ 1.000, ấn định chiến thắng 3-1 trước Wolverhampton ở vòng 37.

1.053: Tổng số bàn thắng của Premier League mùa này, ít hơn 7 bàn so với kỷ lục của mùa giải 1999-2000.

1971: Trong gần 40 năm kể từ năm 1971, Tottenham mới lại xếp trên Liverpool ở giải VĐQG.

2.169: Tiền vệ Barry Ferguson của Birmingham là cầu thủ chuyền bóng nhiều nhất Premier League mùa giải này với 2.169 đường chuyền cả thảy (tỷ lệ chính xác: 80%).

  • Bảo Phương

Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7

Có thể bạn quan tâm

Video

Luis Diaz và một đêm huyền ảo của Liverpool tại thánh địa Anfield

Luis Diaz và một đêm huyền ảo của Liverpool tại thánh địa Anfield

Luis Diaz và một đêm huyền ảo của Liverpool tại thánh địa Anfield

Trận đấu khép lại, Luis Diaz rời sân Anfield với danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất trận" và ôm quả bóng Champions League sau khi đã lập một cú hattrick vào lưới Bayer Leverkusen. Và vẫn như thường lệ, trên quả bóng ấy lại có đầy đủ chữ ký của đồng đội để giúp Diaz lưu giữ lại chút kỷ niệm về một đêm huyền ảo của mình tại Anfield.

Xem thêm
top-arrow
X