Thứ Sáu, 19/04/2024Mới nhất
Zalo

Nghịch lý thừa thiếu ở Premier League

Thứ Sáu 17/06/2011 08:48(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Phiên chợ nào cũng vậy, Premiership luôn là kẻ sốt sắng nhất trong chi tiêu, cứ như thể họ giàu có về tiền bạc và thiếu thốn về con người lắm. Song thực tế đâu phải vậy. Bóng đá Anh, chỗ thừa thì vẫn thừa, chỗ thiếu thì vẫn thiếu.

Ở đây, chắc chẳng cần nói thêm về sự bạo chi của Premiership mỗi kỳ chuyển nhượng. Ngay như Hè này, tiếng là bắt đầu thực thi chính sách thận trọng, song nhìn cách tiếp cận bão táp của nhiều ông lớn như M.U, Chelsea hay Liverpool, cảm giác các đội bóng Anh chẳng hề biết run sợ trước những rủi ro có thể xảy đến như vỡ nợ hay bị gạt ra khỏi các sân chơi châu Âu theo luật Công bằng tài chính.

Nhưng vấn đề lại nảy sinh từ chính sự bạo chi của các CLB Premiership. Người ta dễ dàng thấy có một nghịch lý đang tồn tại trong bóng đá Anh. Bởi song song với nỗ lực mua cầu thủ bằng mọi giá với lý do nâng cấp đội hình, cải tổ nhân sự, bổ sung vào chỗ thiếu, chỗ yếu…, 20 đội bóng Premiership lại đồng loạt thải cầu thủ mà không nhận được một xu tiền phí chuyển nhượng hay đền bù phá vỡ hợp đồng. Theo danh sách mới nhất và chắc chắn chưa hết cho đến khi phiên chợ Hè 2011 khép lại, đã có 123 gương mặt phải ra đi, tính trung bình mỗi CLB giải phóng tới 6 cầu thủ.

Patrick Vieira - Một trong những tên tuổi lớn phải rơi vào cảnh thất nghiệp

Trong bóng đá, chuyện mua bán, đến đi là lẽ thường và tất yếu trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, cách làm của Premiership khiến các nền bóng đá khác sững sờ. Đành rằng Premiership có lý do nhất định bởi trong danh sách chia tay đội bóng, có những người giải nghệ, có những người không còn giá trị sử dụng vì tuổi tác hay chấn thương. Nhưng đó vẫn chỉ là thiểu số. Điều đáng báo động nằm ở chỗ, phần lớn những cầu thủ mất việc còn hữu dụng, ngay trong giai đoạn hiện tại hoặc sẽ là tương lai của bóng đá Anh nhờ tiềm năng của sức trẻ. Với nhóm này, các CLB Ngoại hạng viện cớ họ cần giảm bớt quỹ lương để cắt giảm tổng chi phí hằng năm, nên buộc phải thải người.

Nhưng rõ ràng, giảm thì có giảm thật, nhưng giảm được nhiều hay không lại là chuyện khác. Nhìn vào danh sách 123 cầu thủ mất việc, phần lớn trong số họ hoặc chưa đạt độ chín hoặc đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp. Thế nên mức lương không quá cao. Việc rao bán họ gặp khó khăn khiến các đội bóng buộc phải dùng phương án giải phóng hợp đồng. Có điều, đẩy đi một người không đồng nghĩa với chi phí giảm đi. Bởi hầu hết các CLB đều sẽ đưa về những gương mặt mới mà theo họ, sẽ có giá trị sử dụng cao hơn. Mà đã có giá trị lớn hơn thì ngoài mất phí chuyển nhượng, mức lương cho người mới đến hẳn cũng sẽ không thấp. Nghịch lý nằm ở chỗ đó.

Trước nay, bóng đá Anh luôn có những đội bóng được xem là bến đỗ của những ngôi sao trong giai đoạn cuối sự nghiệp, điển hình như Bolton, Fulham… Trước nay, Premiership cũng có những Arsenal, Aston Villa… là bệ phóng cho các tài năng trẻ. Nhưng bây giờ, có vẻ những đội bóng ấy cũng đang dần thay đổi quan điểm. Tại sao? Đơn giản, là để hướng tới thành công, hướng tới danh hiệu. Hãy nhìn vào Arsenal. Đã 6 năm qua chính sách ươm mầm của HLV Arsene Wenger thất bại. Tương lai của Pháo thủ được dự báo sẽ còn tiếp tục mịt mù một khi Arsenal không mạnh tay trong chi tiêu.

Và nếu những đội bóng như Arsenal dám mạnh tay, thì mâu thuẫn thừa thiếu trong bóng đá Anh sẽ được đẩy lên đỉnh điểm. Premiership đang thừa người? Đúng, nhưng là thừa những… người thừa theo quan niệm của các đội bóng. Và Premiership cũng thiếu người? Tất nhiên, bởi nếu không, họ đã chẳng phải đi mua người.

123 cầu thủ "mất việc" trong mùa Hè này:

Arsenal: Thomas Cruise, Roarie Deacon, Mark Randall.
Aston Villa: Durrell Berry, John Carew, Ellis Deeney, Calum Flanagan, Harry Forrester, Arsenio Halfhuid, Isaiah Osbourne, Robert Pires, Nigel Reo-Coker, Moustapha Salifou.
Birmingham: Marcus Bent, Lee Bowyer, Sebastian Larsson, James McFadden, Mitchell McPike, James O’Shea, Stuart Parnaby, Kevin Phillips, Daniel Preston, Luke Rowe, Robin Shroot, Maik Taylor.
Blackburn: Jordan Bowen, Jason Brown, Zurab Khizanishvili, Benjani Mwaruwari, Michael Potts, Maceo Rigters.
Blackpool: David Carney, Daniel Coid, Ishmel Demontagnac, Rob Edwards, Jason Euell, Marlon Harewood, Richard Kingson, Malaury Martin, Paul Rachubka, Andy Reid, Salaheddine Sbai.
Bolton: Tamir Cohen, Johan Elmander, Ricardo Gardner, Joey O’Brien, Jlloyd Samuel, Samuel Sheridan.
Chelsea: Samuel Hutchinson, Carl Magnay, Danny Philliskirk, Jan Sebek, Michael Woods.
Everton: Kieran Agard, Hope Akpan, Nathan Craig, Gerard Kinsella, Lee McArdle, Iain Turner.
Fulham: Zoltan Gera, Edward Johnson, Diomansy Kamara, John Pantsil, Matthew Saunders.
Liverpool: Jason Banton, Deale Chamberlain, Douglas Cooper, Sean Highdale, Steven Irwin, Nikola Saric.
Man City: Javier Garrido, Scott Kay, James Poole, Shaleum Logan, Andrew Tutte, Javan Vidal, Patrick Vieira, James Wood.
Man United: Conor Devlin, Owen Hargreaves, Gary Neville, Paul Scholes, Edwin van der Sar.
Newcastle: Sol Campbell, Shefki Kuqi, Patrick McLaughlin.
Stoke City: Abdoulaye Faye, Eidur Gudjohnsen, Ibrahima Sonko.
Sunderland: Michael Kay, Nathan Luscombe, Daniel Madden, Robert Weir, Nathan Wilson, Mvoto Jean-Yves, Bolo Zenden.
Tottenham: Jonathan Woodgate.
West Brom: Giles Barnes, Marcus Haber, Dean Kiely, Abdoulaye Meite.
West Ham: Anthony Edgar, Holmar Eyjolfsson, Daniel Gabbidon, Lars Jacobsen, Filip Modelski, Jonathan Spector, Adam Street, Matthew Upson.
Wigan: Steven Caldwell, Daniel De Ridder, Joseph Holt, Jason Koumas, Thomas Lambert, Thomas Oakes, Francis Pollitt, Abian Serrano Davila.
Wolves: Adriano Basso, Jody Craddock, John Dunleavy, Marcus Hahnemann, David Jones, Nathan Rooney.

(Theo báo Bóng Đá)

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X