Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

Nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá Anh: Cần có bàn tay sắt

Thứ Tư 16/11/2011 08:52(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Lãnh đạo LĐBĐ Anh (FA) không thể phớt lờ làn sóng phân biệt chủng tộc bùng phát như một động thái thách thức chiến dịch họ đang theo đuổi...Khi BLĐ Chelsea ra tuyên bố sẽ điều tra kẻ nào có hành vi phân biệt chủng tộc nhắm vào tiền đạo Daniel Sturridge, thì động thái ấy cũng đã làm thức tỉnh những người làm bóng đá Anh trước thách thức từ các vụ án về “màu da”.

Bùng phát nạn phân biệt chủng tộc

Tiền đạo Sturridge của Chelsea có lẽ chỉ là nạn nhân mới nhất. Được biết, giới chức Chelsea đã rất phẫn nộ khi có tin, tài năng trẻ 22 tuổi người Anh này bị chính các CĐV nhà lăng mạ ở trận vòng bảng Champions League làm khách Genk cách đây vài tuần. Theo các nguồn tin của lãnh đạo The Blues, đã có một fan của Chelsea lọt được vào khu VIP trên khán đài sân của Genk. Tại đó, CĐV này hét toáng lên câu: “Gã nhọ Sturridge sắp được vào sân”.

Daniel Sturridge - Nạn nhân mới nhất của tệ "phân biệt chủng tộc"

Trước Sturridge, bóng đá Anh cấp CLB bỗng rộ lên làn sóng phân biệt màu da. Đến cả những ngôi sao lớn như John Terry hay Luis Suarez cũng bị tình nghi “nhúng chàm”. Từ đầu mùa giải này, theo thống kê, có đến cả chục vụ lăng mạ các cầu thủ da màu xảy ra, với đủ hình thức, từ lăng mạ trực tiếp đến các thông điệp bôi nhọ trên các mạng xã hội như facebook hay twitter.

Thách thức FA?

Phản ứng chung của dư luận là rất bức xúc với những gì đã và đang diễn ra trong làng cầu Anh quốc. HLV Alex Ferguson là người bày tỏ quan điểm của mình sớm nhất. “Tôi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bóng đá Anh ngày càng có nhiều cầu thủ da màu thi đấu hơn. Tư tưởng phân biệt màu da quả là một sự bất công lớn cần được loại bỏ”. Đồng tình với Sir Alex có John Baine, cựu ngôi sao của Liverpool và là một cầu thủ da màu trước kia cũng từng bị phân biệt đối xử….

Tất nhiên, lãnh đạo LĐBĐ Anh (FA) không thể phớt lờ làn sóng phân biệt chủng tộc bùng phát như một động thái thách thức chiến dịch họ đang theo đuổi. Những năm qua, người Anh đã đưa chiến dịch “Loại bỏ phân biệt chủng tộc ra khỏi bóng đá” vào thực thi và trước mùa này, phải thừa nhận đã có những tiến bộ đáng ghi nhận trong ý thức của các cầu thủ và CĐV.

Thế nên, để xảy ra tình trạng các cầu thủ da màu liên tục bị đối xử bất công trong thời gian qua là điều giới chức FA không thể chấp nhận. Câu hỏi đặt ra, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn trên? Ngay lập tức, chắc chưa thể có kết luận chính thức và chính xác về nguyên nhân. Song cốt lõi của vấn đề có lẽ đến từ quá khứ, với bóng đá Anh là một trong những tâm điểm của tệ nạn phân biệt chủng tộc. Để rồi khi mà khâu quản lý, giám sát và chế tài cho hành vi xấu ấy bị xao nhãng, cùng với sự phát triển của các mạng xã hội, thì đó chính là thời cơ vàng cho tệ nạn xã hội đó nảy sinh.

Giải quyết vấn nạn này, ngoài nâng cao ý thức của các cầu thủ và CĐV, việc tạo ra những chế tài đủ mạnh để răn đe là hết sức cần thiết. Trước giờ, có vẻ chế tài từ nội bộ đội bóng hay phản ứng gay gắt từ dư luận xem ra là chưa đủ để làm thui chột mầm mống của tệ nạn phân biệt chủng tộc. Thế nên, cách tốt nhất, hãy nghiên cứu để đưa ra khung chế tài nghiêm khắc, với mức độ nhẹ là phạt tài chính và cao nhất, có thể tính tới việc xử lý hình sự…

(Theo báo Bóng Đá)
 

Có thể bạn quan tâm

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Ruud van Nistelrooy đã không giành được chiến thắng trong trận đầu tiên tại Premier League với tư cách huấn luyện viên tạm quyền Manchester United khi “Quỷ đỏ” bị Chelsea cầm chân 1-1 tại Old Trafford. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực về tinh thần và chiến thuật phát đi từ United.

Video

Xem thêm
top-arrow
X