Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Man United: "Bán linh hồn" quá muộn!

Chủ Nhật 14/09/2014 09:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Sir Ferguson từng nói mua sắm cầu thủ như Man City là ngớ ngẩn, trả lương cầu thủ như Man City là điên rồ. Rằng Man United sẽ không bao giờ làm như các đội bóng khác là bỏ ra các đống tiền để mua những ngôi sao đã khẳng định được tài năng.

Rằng United chỉ đầu tư vào các cầu thủ sẽ gắn bó với CLB lâu dài, những người sẽ hình thành nên cá tính của Man United, mang lại niềm vui cho các fan. Rằng United đã đi trên con đường ấy và sẽ tiếp tục trung thành với chính sách của mình.

Ông nhớ Sunderland từng có thời bị coi là “Ngân hàng” trong các CLB của Anh ra sao và họ đã phải xuống hạng thế nào. Lời giải thích ngắn gọn của Alex Ferguson cho việc Man United giảm quy mô mua sắm là “không có những giá trị đã được khẳng định trên thị trường”. GĐĐH của United khi đó David Gill cũng đã chuẩn bị sẵn lí do giải thích.

Di Maria có màn ra mắt tích cực, xét về mặt cá nhân
 

Ông Gill từng nói United không bao giờ lao vào những cuộc mua sắm siêu sao đắt đỏ vì họ có thể phát triển các tài năng trẻ mà chẳng mất đồng nào. Giá mà United làm được như họ nói. 21 CLB khác nhau đã phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng của bóng đá Anh từ khi Aston Villa mua trung phong người Scotland Willie Groves với giá 100 bảng năm 1893 (biến anh này thành cầu thủ đầu tiên có giá 100 bảng).

United là đội duy nhất phá kỷ lục chuyển nhượng của bóng đá Anh tới 8 lần, Sunderland và Arsenal 4 lần, Derby County 3 lần trong khi City, Newcastle và Blackburn mỗi đội 2 lần. Riêng Alex Ferguson thì sao? Dưới thời ông, United phá kỷ lục chuyển nhượng của bóng đá Anh nhiều lần hơn tất cả các HLV khác của đội bóng này cộng lại. Đã có 5 kỷ lục chuyển nhượng United phá khi Sir Alex cầm quân. Đó là các vụ mua Ruud van Nistelrooy, Roy Keane, Andy Cole, Juan Sebastián Verón và Rio Ferdinand. Lẽ ra con số đã là 6 nếu Robinho không ký hợp đồng với Man City vào đêm Dimitar Berbatov cập bến Old Trafford năm 2008.

Ngược dòng lịch sử thêm chút nữa, tất cả còn nhớ Sir Ferguson đã tung ra sân đội hình đắt giá nhất ở Anh trước khi thế hệ 1992 ra lò. Một trong những chuyện khó tin trong thất bại 1-5 của United trước Man City năm 1989 là tổng giá trị của cả đội City chưa bằng một mình Paul Ince của United. Họ là đội tiêu tiền khủng khiếp nhất của bóng đá Anh khi đó và dường như có thể mua bất kỳ cầu thủ nào với bất kỳ giá nào, cây bút Gary James đã viết như vậy trong cuốn sách “Manchester, một lịch sử bóng đá”.

Cần nhớ là bây giờ United lại đang bị cáo buộc đã bán đi linh hồn của họ khi tìm cách vung tiền mua sắm nhằm trở lại đỉnh cao. Sự xuất hiện của Angel di Maria và Falcao cùng sự ra đi của Welbeck cho thấy định hướng phát triển của đội bóng đã thay đổi. Theo tôi thì đấy là hướng đi đúng đắn. Thật ngạc nhiên khi nhiều nhân vật danh tiếng ở Old Trafford như Bryan Robson, Gary Neville và Paul Scholes lại lên tiếng hoài nghi đội bóng cũ của họ trong khi việc United nâng cấp đội hình rõ ràng là cần thiết và có tính toán.

Họ không bán linh hồn. Đơn giản là họ chỉ tìm cách trở lại nơi họ thuộc về. Đó có thể là con đường duy nhất đúng họ phải đi và nếu như có lời phê bình nào xác đáng nhất về chiến dịch mua sắm hạng nặng của họ thì đó là lẽ ra họ phải làm việc đó lâu rồi mới phải. Rõ ràng đối với nhiều người thì có một sự thật không vui vẻ gì ở Old Trafford.

Dù Man United đã đào tạo được một số cầu thủ trử thực sự tài năng trong thập niên qua nhưng thực tế rất ít người trong số này phát triển được thành những cầu thủ đủ phẩm chất để trụ lại ở một đội bóng giàu tham vọng và tầm cỡ như United. Dĩ nhiên những người gắn bó với United sẽ thấy buồn khi chứng kiến một cầu thủ trưởng thành từ hệ thống đào tạo trẻ của CLB rời đội bóng ra đi, nhất là khi nó khiến trong đội hình United chỉ còn duy nhất một sản phẩm từ lò đào tạo trẻ là Tyler Blackett. Nỗi buồn ấy là có thể hiểu được.

Nhưng United cần phải phản ứng cho phù hợp với tình hình thực tế. Nếu thế hệ tương lai của Old Trafford đủ tài năng để chơi bóng ở đây, họ sẽ được giữ lại. Nhưng một CLB cỡ United không có lí do gì phải hối tiếc vì đã bỏ ra những số tiền lớn để mua sắm ngôi sao. Họ đã làm như vậy khi Matt Busby bỏ ra số tiền kỷ lục 115,000 bảng mua Denis Law từ Torino năm 1962, mua Robson từ West Brom với giá 1,5 triệu bảng năm 1981. Bản hợp đồng trị giá 59,7 triệu bảng với Di María chỉ là một phần của của sự tiếp nối tất yếu mà lẽ ra họ phải làm từ lâu.

Đây là năm đầu tiên dưới thời nhà Glazer, United chi tiêu mua sắm cầu thủ nhiều hơn là trả nợ ngân hàng. Đáng buồn là không ai trong số những cựu ngôi sao của họ nhắc đến chuyện này. Hãy hình dung xem đội bóng này sẽ đứng ở đâu trong 9 năm qua nếu nó chỉ tuân theo chuẩn mực mà không trở lại trên TTCN chuyển nhượng?

Theo Thể Thao Văn Hoá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Video

Xem thêm
top-arrow
X