- "Chỉ có Thánh mới cứu nổi Man Utd"
- Lãnh đạo Swansea "được đà" sỉ nhục Man Utd
- Trong thế túng quẫn, Man Utd quyết chi 100 triệu bảng cho Di Maria
Nhưng trên đời này không phải chuyện gì cũng có thể giải thích được cho nên đã xuất hiện cái gọi là linh cảm, là giác quan thứ 6. Nếu khi niềm tin vào một điều gì đó bị lung lay mà chưa có điều kiện và thời gian để chứng minh thì tại sao chúng ta không thử duy tâm một lần.
Nếu bạn là người hay xem bóng đá thì sẽ có nghe các BLV hay nhắc đến chữ “bàn thờ tổ”, đó chẳng qua là xà ngang khung thành mà thôi. Mà đã là bàn thờ tổ thì đương nhiên không được phạm vào. Cho nên nếu đối phương cứ nhầm bàn thờ tổ (xà ngang) mà đá vào thì là phạm thượng thì y như rằng hôm đó đội bóng ấy phải thua vì “tổ” sẽ không cho họ sút được vào khung thành.
Trong bóng đá cũng có một “quy luật chưa được chứng minh” rằng nếu đội nào tấn công hoài mà không ghi bàn thì phản nhận sự nghiệt ngã của bóng đá là sẽ bị thua ngược. Chưa từng có nhà chuyên môn nào chứng minh cái quy luật ấy nhưng hầu như nó đều đúng. Cứ thấy một đội bóng mà cứ ào ào tấn công đối phương mà không có bàn thắng thì sau đó họ sẽ là kẻ thất bại cuối cùng.
Đã xem bóng đá thì có lẽ ai cũng đã vài lần xem các đội phân thắng bại trên chấm đá phạt 11m. Một con người khi đứng giữa khung gỗ dài 7.32m, cao 2.44m thì quá nhỏ bé vậy mà người sút bóng cách đó 11m vẫn không ít lần phải ôm hận. Tại cái chấm trắng cách khung thành 11m đó đã có bao danh thủ làm hoen ố danh tiếng của mình. Có người bảo rằng khi một cầu thủ bước lên chuẩn bị đá mà mắt cứ liếc qua liếc lại, mặt có xám đi chút xíu thì chắc chắn 8/10 là sẽ sút không thành công. Mà có lẽ đúng vậy thật. Những cầu thủ mà chẳng thèm nhìn ai, cứ lấy đà mà sút thì lại hay thành công trong khi những người có những “triệu chứng” như đã nói thì thường sút trật. Rõ ràng chưa có thống kê hay nghiên cứu nào về điều ấy (nếu có thì thủ môn đã có cách bắt penalty rồi) nhưng nó đã tạo cho người xem một cảm giác có thể “tiên đoán” rằng ai đá vào ai đá ra.
Và khi đã có “thói quen duy tâm” thì bất cứ chuyện gì chúng ta cũng có thể quy về kiểm niềm tin tâm lý đó. Như trong trận thua của thầy trò Van Gaal mới đây chẳng hạn. Sau trận thua, chuyên gia thống kê chỉ ra rằng đã hơn 40 năm nay (chính xác là 42 năm) Man United chưa thua trong trận khai mạc tại Old Trafford. Các nhà chuyên môn thì bàn về sơ đồ 3-5-2 của Van Gaal hay những lỗ hỏng trong đội hình…Nhưng có không ít người lạc quan (hay duy tâm) lại chẳng lấy gì làm buồn. Ngoài những lý luận như đây chỉ là trận đầu tiên, đường còn dài, Van Gaal mới làm quen Premier League, Man United thiếu hụt lực lượng …thì có một lý do đưa ra đó là: Mùa rồi David Moyes cũng đá mở màn với Swansea, thắng tưng bừng để rồi sao đó chìm dần. Giờ Van Gaal thua Swansea, biết đâu đó lại là dấu hiệu lành báo hiệu cuối mùa Van Gaal sẽ vô địch cùng Man United. Người xưa cũng nói tiền hung hậu kiết (hay cát) đó thôi.
Có những niềm tin không cơ sở, không lý luận, không khoa học…nhưng cũng không sao cả. Vì có rất nhiều điều khoa học cũng không giải thích được đấy thôi. Và quan trọng là với niềm tin đó có thể giúp cuộc sống chúng ta lạc quan hơn và có nhiều niềm vui dể sống hơn.